Mức phạt tiền trong đăng ký thuế đối với hành vi vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin là bao nhiêu?
Mức phạt tiền trong đăng ký thuế đối với hành vi vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế, trừ trường hợp xử phạt theo điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế;
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế;
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế;
+ Không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Đối với hành vi không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế thì buộc phải nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế.
Lưu ý: mức phạt tiền trên áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền sẽ bằng 1/2 tổ chức.
Mức phạt tiền trong đăng ký thuế đối với hành vi vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin là bao nhiêu?
Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định như sau:
Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Quá thời hiệu thi hành nêu trên mà cơ quan thuế chưa thực hiện giao, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định tại Điều 39 Nghị định này thì không thi hành quyết định xử phạt.
Trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
3. Trường hợp cơ quan thuế đã giao, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định tại Điều 39 Nghị định này nhưng cá nhân, tổ chức bị xử phạt chưa nộp hoặc chưa nộp đủ tiền phạt, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp thì cơ quan thuế phải theo dõi các khoản tiền chưa nộp trên hệ thống quản lý thuế và áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định để thu đủ số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Lưu ý: Trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Ngoài ra, trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn gồm có:
- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:
+ Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
+ Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
- Người nộp thuế là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:
+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập;
+ Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
+ Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;
+ Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
+ Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
- Hồ sơ thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam ra sao?
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?