Mức phạt tiền cao nhất khi vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón, thử nghiệm chất lượng phân bón là bao nhiêu?
- Mức phạt tiền cao nhất khi vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón, thử nghiệm chất lượng phân bón là bao nhiêu?
- Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón, thử nghiệm chất lượng phân bón là gì?
- Khi nào áp dụng quy định mới tại Nghị định 31/2023/NĐ-CP?
Mức phạt tiền cao nhất khi vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón, thử nghiệm chất lượng phân bón là bao nhiêu?
Căn cứ Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.
Tại Điều 25 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy đinh về mức phạt tiền đối với vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón, thử nghiệm chất lượng phân bón như sau:
Vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón; thử nghiệm chất lượng phân bón
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón để đánh giá chứng nhận hợp quy hoặc phục vụ quản lý nhà nước sau đây:
a) Không có Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón hoặc Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón hoặc Chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu phân bón đã thực hiện việc lấy mẫu phân bón;
b) Không áp dụng phương pháp lấy mẫu theo Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón hoặc không áp dụng phương pháp lấy mẫu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với loại phân bón chưa có Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công bố phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử nghiệm mẫu theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở đối với loại phân bón chưa có quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia.
3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thử nghiệm phân bón, cụ thể như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ quản lý nhà nước sử dụng phép thử nằm ngoài phạm vi được chỉ định;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ quản lý nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chỉ định hoặc quyết định chỉ định đã hết hiệu lực.
Đồng thời, Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với cá nhân là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại chương IV của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì mức phạt tiền cao nhất khi vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón, thử nghiệm chất lượng phân bón được áp dụng đối với hành vi thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ quản lý nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chỉ định hoặc quyết định chỉ định đã hết hiệu lực.
Cụ thể như sau:
- Đối với cá nhân vi phạm: Phạt tiền tối đa 50 triệu đồng.
- Đối với tổ chức vi phạm: Phạt tiền tối đa 100 triệu đồng.
Mức phạt tiền cao nhất khi vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón, thử nghiệm chất lượng phân bón là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón, thử nghiệm chất lượng phân bón là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 31/2023/NĐ-CP, khoản 5 Điều 25 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón; thử nghiệm chất lượng phân bón
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng quyết định chỉ định từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả lấy mẫu phân bón, kết quả thử nghiệm chất lượng phân bón đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 3 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón, thử nghiệm chất lượng phân bón bao gồm:
- Tước quyền sử dụng quyết định chỉ định từ 06 tháng đến 12 tháng:
Đối với hành vi thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ quản lý nhà nước sử dụng phép thử nằm ngoài phạm vi được chỉ định
- Buộc hủy bỏ kết quả lấy mẫu phân bón, kết quả thử nghiệm chất lượng phân bón
Đối với hành vi vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón để đánh giá chứng nhận hợp quy hoặc phục vụ quản lý nhà nước tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 31/2023/NĐ-CP và thử nghiệm phân bón tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 31/2023/NĐ-CP.
Khi nào áp dụng quy định mới tại Nghị định 31/2023/NĐ-CP?
Căn cứ quy định tại Điều 39 Nghị định 31/2023/NĐ-CP về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2023.
Như vậy, theo nội dung quy định mới sẽ được áp dụng chính thức từ ngày 28/7/2023.
Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?