Mức lương của Thường trực Ban Bí thư hiện nay là bao nhiêu? Nhiệm vụ của Thường trực Ban Bí thư là gì?

Cho tôi hỏi: Mức lương của Thường trực Ban Bí thư hiện nay là bao nhiêu? Nhiệm vụ của Thường trực Ban Bí thư là gì? Câu hỏi của anh Nhân đến từ Thái Bình.

Mức lương của Thường trực Ban Bí thư hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ tại Mục I Bảng 1 ban hành kèm theo Quyết định 128-QĐ/TW năm 2004 thì hệ số lương của Thường trực Ban Bí thư là 12,00.

Ngày 11/11/2022, Quốc hội đã thông qua dự toán tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15. Như vậy, mức lương cơ sở 2023 được thực hiện như sau:

- Từ ngày 01/01 – 30/6/2023: Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. (Căn cứ tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP).

- Từ ngày 01/7/2023: Mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng. (Căn cứ tại Nghị quyết 69/2022/QH15).

Như vậy theo những quy định trên mức lương của Thường trực Ban Bí thư được tính cụ thể như sau:

- Từ ngày 01/01 – 30/6/2023: Lương Thường trực Ban Bí thư là 17.880.000 đồng.

- Từ ngày 01/7/2023: Lương Thường trực Ban Bí thư là 21.600.000 đồng.

Mức lương của Thường trực Ban Bí thư hiện nay là bao nhiêu? Nhiệm vụ của Thường trực Ban Bí thư là gì?

Mức lương của Thường trực Ban Bí thư hiện nay là bao nhiêu? Nhiệm vụ của Thường trực Ban Bí thư là gì? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của Thường trực Ban Bí thư là gì?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 7 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:

Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Bí thư
1. Quyết định đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ nêu tại Mục II, Phụ lục 1 của Quy định này.
2. Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo uỷ quyền của Bộ Chính trị.
3. Định kỳ báo cáo Bộ Chính trị những vấn đề về công tác cán bộ và cán bộ do Ban Bí thư quản lý.
4. Uỷ quyền cho các đồng chí: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách xem xét:
- Quyết định phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ diện Ban Bí thư quản lý giữ các chức danh, chức vụ có cơ cấu kiêm nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghị sĩ hữu nghị của Việt Nam với các nước, các ban chỉ đạo theo quy định.
- Bổ nhiệm lại và thực hiện chế độ nghỉ hưu đối với cán bộ diện Ban Bí thư quản lý theo quy định.
5. Trách nhiệm của đồng chí Thường trực Ban Bí thư:
- Chủ trì cùng Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả bầu cử và quyết định chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra và các chức danh bầu bổ sung của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương.
- Chỉ định bổ sung cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương, uỷ viên đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Cho ý kiến về nhân sự thư ký của các đồng chí: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Như vậy theo quy định trên Thường trực Ban Bí thư có nhiệm vụ như sau:

- Chủ trì cùng Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả bầu cử và quyết định chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra và các chức danh bầu bổ sung của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương.

- Chỉ định bổ sung cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương, uỷ viên đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương theo quy định của Điều lệ Đảng.

- Cho ý kiến về nhân sự thư ký của các đồng chí: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Thường trực Ban Bí thư có quyền xem xét, bổ nhiệm lại đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 26 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:

Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử
1. Cấp nào ra quyết định bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử thì cấp đó thực hiện việc bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử.
2. Bộ Chính trị, Ban Bí thư uỷ quyền cho các đồng chí Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội xem xét, bổ nhiệm lại đối với các chức danh cán bộ thuộc quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong phạm vi phụ trách; uỷ quyền cho đồng chí Thường trực Ban Bí thư xem xét, bổ nhiệm lại đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý công tác tại các ban đảng, cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Trung ương.
Những trường hợp không đủ điều kiện bổ nhiệm lại thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Việc bổ nhiệm lại đối với những cán bộ tính đến tuổi nghỉ hưu không còn đủ thời gian công tác 5 năm như sau:
- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý còn từ 2 năm công tác trở lên thì phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại theo quy định.
- Trường hợp còn dưới 2 năm công tác thì người đứng đầu và tập thể lãnh đạo thảo luận, xem xét, nếu cán bộ còn sức khoẻ, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, biểu quyết (bằng phiếu kín), báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kéo dài thời hạn giữ chức vụ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu mà không phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại.
4. Cán bộ không được bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bố trí công tác khác theo nguyên tắc không được bố trí chức vụ tương đương hoặc cao hơn.

Như vậy theo quy định trên Thường trực Ban Bí thư có quyền xem xét, bổ nhiệm lại đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị khi được Bộ Chính trị, Ban Bí thư uỷ quyền thực hiện.

Thường trực Ban Bí thư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thường trực ban bí thư do ai bầu? Thường trực ban bí thư cần có những phẩm chất và năng lực gì?
Pháp luật
Đồng chí Thường trực Ban Bí thư có trách nhiệm cho ý kiến về nhân sự thư ký của các đồng chí nào?
Pháp luật
Thường trực Ban Bí thư là gì? Thường trực Ban Bí thư có những quyền gì theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Tiêu chuẩn chức danh Thường trực Ban Bí thư là gì? Trách nhiệm của đồng chí Thường trực Ban Bí thư trong phân cấp quản lý cán bộ?
Pháp luật
Mức lương của Thường trực Ban Bí thư hiện nay là bao nhiêu? Nhiệm vụ của Thường trực Ban Bí thư là gì?
Pháp luật
Muốn trở thành Thường trực Ban Bí thư thì phải là Ủy viên Bộ chính trị trọn vẹn ít nhất bao nhiêu nhiệm kỳ?
Pháp luật
Thường trực Ban Bí thư có nhất thiết tham gia làm việc tại Bộ Chính trị hay không? Thường trực Ban Bí thư có thẩm quyền bổ nhiệm lại cán bộ không?
Pháp luật
Thường trực Ban Bí thư có thuộc lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không?
Pháp luật
Thường trực Ban Bí thư mới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Thường trực Ban bí thư là ai? Nhiệm vụ của Thường trực Ban Bí thư là gì theo quy định mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thường trực Ban Bí thư
1,155 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thường trực Ban Bí thư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thường trực Ban Bí thư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào