Mức lương của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao năm 2023 là bao nhiêu? Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do ai bầu?

Cho tôi hỏi: Mức lương của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao năm 2023 là bao nhiêu? Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do ai bầu? Câu hỏi của anh Thuấn đến từ Hưng Yên.

Mức lương của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao năm 2023 là bao nhiêu?

Ngày 11/11/2022, Quốc hội đã thông qua dự toán tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15.

Căn cứ tại Mục 2 Bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 973/2015/UBTVQH13 có quy định Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có 2 bậc hệ số lương là 10,4 và 11,00.

Như vậy theo những quy định trên mức lương của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao năm 2023 như sau:

- Trước ngày 01/7/2023 mức lương của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là 15.496.000 đồng và 16.390.000 đồng.

- Từ ngày 01/7/2023 trở về sau mức lương của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là 18.720.000 đồng và 19.800.000 đồng.

Mức lương của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao năm 2023 là bao nhiêu? Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do ai bầu?

Mức lương của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao năm 2023 là bao nhiêu? Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do ai bầu? (Hình từ Internet)

Để trở thành Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì phải giữ chức vụ Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trong bao lâu?

Căn cứ tại tại tiết 2.16 tiểu mục 2 Mục 2 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định như sau:

2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
...
2.16. Chức danh khối cơ quan tư pháp
a) Toà án nhân dân tối cao
a.1) Chánh án Toà án nhân dân tối cao
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; đủ tiêu chuẩn chức danh Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công; có năng lực xây dựng pháp luật. Có kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan tư pháp; công tâm, khách quan trong chỉ đạo công tác xét xử. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp tỉnh hoặc lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương. Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên.
a.2) Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao
Có trình độ chuyên môn cao và am hiểu sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam; hiểu biết pháp luật và thông lệ quốc tế. Có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công; có năng lực xây dựng pháp luật. Có kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của cơ quan tư pháp; bản lĩnh chính trị vững vàng, công tâm, khách quan trong chỉ đạo công tác xét xử. Là Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và đã kinh qua, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp vụ trưởng hoặc tương đương trở lên.
...

Như vậy theo quy định trên để trở thành Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì phải giữ chức vụ Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do ai bầu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
2. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy theo quy định trên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền quyết định thành lập Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao hay không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 31 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:

Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao
1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm Chánh án, các Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.
Số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao không dưới mười một người và không quá mười ba người.
2. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;
b) Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao về công tác của Tòa án nhân dân cấp cao để báo cáo Tòa án nhân dân tối cao.
3. Phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Như vậy theo quy định trên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền quyết định thành lập Ủy ban Thẩm phán Tòa án theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Để trở thành Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Chánh án tòa án Nhân dân tối cao Việt Nam hiện nay là ai? Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là gì?
Pháp luật
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam do ai bầu? Chánh án TANDTC phải tuyên thệ những gì khi nhậm chức trước Quốc hội?
Pháp luật
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ nhậm chức theo trình tự thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Chánh án tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền quy định đối tượng được miễn án phí và lệ phí tòa án không?
Pháp luật
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm đúng không? Nhiệm kỳ của Phó Chánh án là bao lâu?
Pháp luật
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được bầu hay bổ nhiệm? Chánh án có nhiệm vụ trình Chủ tịch nước bổ nhiệm những chức danh nào?
Pháp luật
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không?
Pháp luật
Tòa án nhân dân tối cao gồm có những ai? Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có hết nhiệm kỳ không?
Pháp luật
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được bầu theo trình tự nào? Quốc hội bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị của ai?
Pháp luật
Đại biểu Quốc hội được quyền chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại kỳ họp Quốc hội không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
3,209 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào