Mức lương cơ sở năm 2024 là bao nhiêu khi cải cách tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức?
Mức lương cơ sở năm 2024 là bao nhiêu khi cải cách tiền lương?
Theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì “Mức lương cơ sở” là căn cứ để tính lương, các khoản phụ cấp cũng như các chế độ khác đối với:
Đội ngũ với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
Hiện nay mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Lương cơ sở ảnh hưởng lớn đến mức lương cũng như các khoản phụ cấp khác đối với nhiều đối tượng. Vậy mức lương cơ sở năm 2024 là bao nhiêu?
Phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh việc sẽ sớm thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2024.
Có thể thấy, mức lương cơ sở luôn có sự biến động tăng lên để phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, có thể từ ngày 01/7/2024, sẽ thực hiện cải tiến tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, trong đó đề cập đến việc sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở mà thay thế bằng mức lương cụ thể trong bảng lương mới.
Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về mức lương cơ sở được áp dụng vào năm 2024 mà vẫn đang áp dụng mức 1,8 triệu đồng/ tháng theo quy định của Nghị định 24/2023/NĐ-CP. Về việc bãi bỏ mức lương cơ sở theo Nghị quyết 27-NQ/TW cũng chỉ là kế hoạch dự kiến nên mức lương cơ sở năm 2024 là bao nhiêu và có tăng hay không vẫn phải chờ văn bản pháp luật điều chỉnh cụ thể.
Như vậy, mức lương cơ sở năm 2024 là 1,8 triệu đồng/tháng được áp dụng theo Nghị định 24/2023 cho đến khi có văn bản mới ban hành.
Xem thêm: Mức lương cơ bản 2024 của cán bộ công chức khi cải cách tiền lương
Mức lương cơ sở năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Bỏ lương cơ sở khi cải cách tiền lương thì tính lương thế nào?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Theo đó, thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Cũng tại Nghị quyết 27-NQ/TW đã đề cập đến 5 bảng lương mới như sau:
+ 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã
+ 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương
+ 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:
++ 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
++ 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và
++ 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Đối tượng áp dụng mức lương cơ sở
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì các đối tượng áp dụng mức lương cơ sở để tính lương, phụ cấp gồm:
- Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019).
- Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019).
- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức 2010 (Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019).
- Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP tổ chức, hoạt động và quản lý hội (Nghị định 33/2012/NĐ-CP).
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?