Mức lương cao nhất của giáo viên mầm non công lập hạng 2 mới nhất năm 2023 là bao nhiêu theo quy định?

Mức lương cao nhất của giáo viên mầm non công lập hạng 2 mới nhất năm 2023 là bao nhiêu theo quy định? Thắc mắc của chị K.B ở Gia Lai.

Mức lương cao nhất của giáo viên mầm non công lập hạng 2 mới nhất năm 2023 là bao nhiêu theo quy định?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương giáo viên mầm non công lập hiện nay như sau:

Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
b) Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
c) Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở hiện nay là: 1.800.000 đồng/tháng.

Theo đó hệ số lương của giáo viên mầm non hạng 2 là từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên và Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì mức lương cao nhất đối với giáo viên mầm non hạng 2 hiện nay là: 8.964.000 đồng/tháng.

*Lưu ý: Mức lương trên chỉ là lương theo hệ số, chưa bao gồm các khoản phụ cấp khác theo quy định.

Mức lương cao nhất của giáo viên mầm non công lập hạng 2 mới nhất năm 2023 là bao nhiêu theo quy định? (Hình từ internet)

Giáo viên mầm non công lập hạng 2 phải đáp ứng tiêu chuẩn gì về trình độ, chuyên môn?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi các khoản 2, 4, 5, 6 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn của giáo viên mầm non công lập hạng 2 như sau:

(1) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

- Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

(2) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non và triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao;

- Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non; chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;

- Chủ động tổ chức và phối hợp kịp thời với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;

- Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên hoặc được nhận bằng khen hoặc giấy khen từ cấp huyện trở lên;

- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) hoặc tương đương từ đủ 03 (ba) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Có bao nhiêu hình thức thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, quy định như sau:

Thay đổi chức danh nghề nghiệp
Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;
2. Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
3. Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 31 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:

Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp
1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;
b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.
2. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể quy trình, thủ tục thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức, phân công, phân cấp việc tổ chức thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức chủ trì, phối hợp với Bộ Nội Vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp; điều kiện thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non được thực hiện thông qua hình thức thi hoặc xét tuyển.

Giáo viên mầm non
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giáo viên mầm non có hành vi đánh trẻ em bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
Pháp luật
Mẫu bài thuyết trình thi giáo viên giỏi Mầm non mới nhất? Tính theo mức lương cơ sở mới đối với giáo viên mầm non thế nào?
Pháp luật
Mẫu kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dành cho giáo viên mầm non? Tải về tại đâu?
Pháp luật
Mẫu Danh sách giáo viên mầm non dân lập, tư thục đề nghị được hưởng chế độ hỗ trợ ở địa bàn có khu công nghiệp là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo thành tích cá nhân giáo viên mầm non năm 2024 để xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở thế nào?
Pháp luật
Thời gian nghỉ hè giáo viên mầm non có được trả thu nhập tăng thêm không? Giáo viên mầm non dạy lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày thì giờ dạy trên lớp phải đảm bảo thế nào?
Pháp luật
Cách xác định thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp tương đương của giáo viên mầm non, phổ thông công lập theo Thông tư 13/2024?
Pháp luật
Kế toán chuyển làm giáo viên mầm non có được giữ nguyên bậc lương không? Mức lương đối với giáo viên mầm non?
Pháp luật
Trường hợp giáo viên mầm non chưa đáp ứng điều kiện để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Giáo viên mầm non dùng bạo lực để thúc ép trẻ ăn nhanh có vi phạm quy định pháp luật? Mức xử phạt hành chính cao nhất là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo viên mầm non
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
887 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo viên mầm non

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo viên mầm non

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào