Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động dành cho người lao động bị tai nạn lao động được quy định thế nào?
Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 25 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
1. Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức năng lao động tại thời điểm người lao động phục hồi chức năng lao động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 3 triệu đồng/người/lượt.
2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Theo như quy định trên thì mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức năng lao động tại thời điểm người lao động phục hồi chức năng lao động.
Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động dành cho người lao động bị tai nạn lao động được quy định thế nào?
Điều kiện nào để được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động?
Căn cứ vào Điều 24 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau:
1. Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
3. Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, để được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động thì người lao động phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như:
- Được chỉ định phục hồi chức năng lao động
- Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Người lao động phải đang tham gia bảo hiểm lao động, bệnh nghề nghiệp tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật cho người lao động được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 54 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;
c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.
3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy trong vòng 30 ngày đầu trở lại làm việc kể từ sau khi điều trị ổn định, thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghĩ từ 5 đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ thỏa thuận để quyết định số ngày nghỉ dưỡng sức dành cho người lao động.
Trường hợp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì thời gian nghỉ dưỡng sức đối với người lao động sẽ do người sử dụng lao động quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?