Mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng bình quân theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 là bao nhiêu?
Mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng bình quân theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 là bao nhiêu?
Ngày 14/04/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 21/2023/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, đối với khoán bảo vệ rừng, Điều 3 Thông tư 21/2023/TT-BTC có quy định như sau:
Khoán bảo vệ rừng
1. Đối tượng, tiêu chí, phương thức khoán bảo vệ rừng: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 7 Điều 7 Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
2. Mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng bình quân: 300.000 đồng/ha/năm. Đối với khoán bảo vệ rừng ven biển, mức hỗ trợ tối đa bằng 1,5 lần mức hỗ trợ bình quân.
3. Kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng: 50.000 đồng/ha/5 năm, thực hiện cả giai đoạn Chương trình 2021-2025 và được bố trí trong tổng kinh phí khoán bảo vệ rừng cấp cho các đơn vị, địa phương thực hiện Chương trình. Việc hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng chỉ thực hiện 01 lần trước khi tiến hành khoán bảo vệ rừng.
Theo đó, mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng bình quân được xác định là 300.000 đồng/ha/năm.
Đối với khoán bảo vệ rừng ven biển, mức hỗ trợ tối đa là 450.000 đồng/ha/năm.
Mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng bình quân theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 là bao nhiêu?
Bên khoán và bên nhận khoán bảo vệ rừng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT, khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT về bên khoán bảo vệ rừng và bên nhận khoán bảo vệ rừng như sau:
Khoán bảo vệ rừng
...
2. Bên khoán bảo vệ rừng:
a) Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; Công ty nông, lâm nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 168/2016/NĐ-CP);
b) Tổ chức, đơn vị được giao rừng theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Bên nhận khoán bảo vệ rừng:
a) Hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp tại địa phương (xã, phường, thị trấn) theo quy định của Luật cư trú năm 2020; cộng đồng dân cư theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 nơi có đối tượng khoán;
b) Các đơn vị vũ trang đóng quân trên địa bàn, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.
Như vậy, bên khoán bảo vệ rừng và bên nhận khoán bảo vệ rừng được xác định theo quy định nêu trên.
Tiêu chí xác định bên khoán và bên nhận khoán bảo vệ rừng ra sao?
Về tiêu chí xác định bên khoán và bên nhận khoán bảo vệ rừng, căn cứ khoản 4 Điều 7 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT, xác định như sau:
(1) Đối với khoán rừng được nhà nước giao đất, cho thuê đất
Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 168/2016/NĐ-CP như sau:
Tiêu chí xác định bên khoán và nhận khoán
1. Bên khoán quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải đảm bảo đủ các tiêu chí sau:
a) Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp và tài sản gắn liền trên đất theo quy định của pháp Luật về đất đai và pháp Luật về bảo vệ và phát triển rừng;
b) Có kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch và dự án về bảo vệ và phát triển rừng hoặc đề án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Bên nhận khoán quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này phải đảm bảo đủ các tiêu chí sau:
a) Cá nhân nhận khoán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện được hợp đồng khoán và không là thành viên trong hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại điểm b, c của khoản này;
b) Hộ gia đình nhận khoán có thành viên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện hợp đồng khoán và không là thành viên của cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại các điểm a và c của khoản này;
c) Cộng đồng dân cư thôn nhận khoán đảm bảo đủ Điều kiện về tổ chức, nhân lực, vật lực để thực hiện hợp đồng khoán;
d) Trường hợp số cá nhân, hộ gia đình đề nghị nhận khoán lớn hơn nhu cầu khoán, thì bên khoán ưu tiên khoán cho cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; cá nhân, hộ gia đình người Kinh nghèo.
(2) Đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do UBND xã quản lý; diện tích rừng giao cho tổ chức, đơn vị quản lý
- Bên giao khoán là Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức, đơn vị quản lý;
- Bên nhận khoán là:
+ Hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp tại địa phương; cộng đồng dân cư nơi có đối tượng khoán;
+ Các đơn vị vũ trang đóng quân trên địa bàn, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.
Thông tư 21/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 01/6/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?