Mức độ cần đạt của người Việt Nam ở nước ngoài khi học Chương trình Tiếng Việt sơ cấp bậc 1 như thế nào?

Mức độ cần đạt của người Việt Nam ở nước ngoài khi học Chương trình Tiếng Việt sơ cấp bậc 1 như thế nào?

Cấu trúc Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài như thế nào?

Căn cứ Phần A Mục II Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 28/2018/TT-BGDĐT quy định Cấu trúc Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài như sau:

Chương trình được thiết kế theo 3 trình độ, 6 bậc, lần lượt từ thấp đến cao là: bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4, bậc 5, bậc 6. Thời lượng của mỗi bậc là 220 giờ. Tổng thời lượng thực hiện chương trình là 1320 giờ. Mỗi bậc gồm một số mô đun (nhóm bài học). Mỗi mô đun gồm 4 bài học tập hợp theo chủ đề và một bài ôn tập, kiểm tra đánh giá. Thời lượng cho mỗi nhóm bài học tùy thuộc nội dung từng chủ đề. Chương trình chú trọng rèn luyện 4 kỹ năng, trong đó ưu tiên hơn cho kỹ năng nói và kỹ năng nghe.

Trình độ

Bậc

Thời lượng

Sơ cấp

Bậc 1

220 h

Bậc 2

220 h


Trung cấp

Bậc 3

220 h

Bậc 4

220 h


Cao cấp

Bậc 5

220 h

Bậc 6

220 h


Tổng thời lượng

1320h


Lưu ý: Thời gian thực hiện dạy - học ở mỗi bậc không tính theo tuần, tháng, năm mà tính theo số giờ. Tùy theo từng đơn vị đào tạo cụ thể, có thể học từ 2 đến 5 buổi một tuần, mỗi buổi có thể học từ 3 đến 5 giờ.

Mức độ cần đạt của người Việt Nam ở nước ngoài khi học Chương trình Tiếng Việt  sơ cấp bậc 1 như thế nào?

Mức độ cần đạt của người Việt Nam ở nước ngoài khi học Chương trình Tiếng Việt sơ cấp bậc 1 như thế nào? (Hình từ Internet)

Mức độ cần đạt của người Việt Nam ở nước ngoài khi học Chương trình Tiếng Việt sơ cấp bậc 1 như thế nào?

Căn cứ Phần B Mục II Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 28/2018/TT-BGDĐT quy định Mức độ cần đạt của người Việt Nam ở nước ngoài khi học Chương trình Tiếng Việt sơ cấp bậc 1 như sau:

1. Ngôn ngữ

- Tiêu chí chung: Có kiến thức cơ bản và phương pháp diễn đạt được những thông tin cá nhân và nhu cầu cụ thể.

- Tiêu chí ngữ âm:

+ Thông thuộc bảng chữ cái, tên âm, tên chữ và cách viết các nguyên âm, phụ âm, dấu thanh.

+ Phát âm rõ ràng, đúng các âm tiết.

+ Viết đúng chính tả và viết được các từ ngữ khi đọc và nói với tốc độ chậm.

- Tiêu chí từ vựng:

+ Có vốn từ cơ bản gồm những từ ngữ đơn lẻ thuộc các tình huống cụ thể.

+ Khả năng làm chủ từ vựng còn thấp.

- Tiêu chí ngữ pháp: Sử dụng được ở mức còn hạn chế một số cấu trúc ngữ pháp và kiểu câu đơn giản đã được học

2. Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng nghe

+ Kỹ năng chung: Theo dõi và xử lý được thông tin nói chậm.

+ Kỹ năng cụ thể: Nghe hội thoại. Hiểu được những đoạn hội thoại ngắn, cấu trúc đơn giản, tốc độ nói rất chậm và rõ ràng về những chủ đề cá nhân cơ bản như: về trường, lớp học và những nhu cầu cá nhân thiết yếu. Nghe thông báo hướng dẫn. Hiểu được và làm theo những chỉ dẫn ngắn, đơn giản được nói chậm và rõ ràng.

- Kỹ năng Đọc

+ Kỹ năng chung: Hiểu được những đoạn văn bản rất ngắn và đơn giản về những chủ đề đã học như: bản thân, gia đình, trường lớp, bạn bè ...

+ Kỹ năng cụ thể: Đọc lấy thông tin và lập luận (Hiểu được nội dung của các văn bản đơn giản, quen thuộc hoặc các đoạn mô tả ngắn, khi có minh họa kèm theo). Đọc tìm thông tin (Nhận ra được tên riêng, các từ ngữ quen thuộc, cơ bản trên những thông báo đơn giản, thường gặp trong các tình huống giao tiếp hằng ngày). Đọc văn bản, thư từ giao dịch (Hiểu được những thông điệp ngắn, đơn giản. Hiểu được và đi theo đúng các bản chỉ đường đơn giản). Đọc xử lý văn bản (Viết lại được từ ngữ và những văn bản ngắn được trình bày ở dạng in chuẩn).

- Kỹ năng Nói

+ Kỹ năng chung: Giao tiếp được với tốc độ chậm. Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản. Có thể mở đầu và trả lời được bằng những câu tường thuật đơn giản trong phạm vi và chủ đề quen thuộc.

+ Kỹ năng cụ thể: Mô tả các trải nghiệm (Biết mô tả về bản thân, người khác, nơi sinh sống và công việc.). Trình bày trước người nghe (Trình bày được những đoạn ngắn có chuẩn bị trước). Nói có tương tác (Giao tiếp được ở mức độ đơn giản, tốc độ nói chậm. Có khả năng hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản, nói và ứng đáp được những câu lệnh ngắn thuộc những lĩnh vực và chủ đề quen thuộc). Hội thoại (Giới thiệu, chào hỏi được trong giao tiếp cơ bản. Trao đổi được thông tin đơn giản với người đối thoại). Giao dịch mua bán và dịch vụ (Giao dịch được về hàng hóa và dịch vụ một cách đơn giản. Sử dụng được con số để giao dịch về giá cả, số lượng, chi phí, thời gian). Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (Trả lời được các câu hỏi trực tiếp, đơn giản trong cuộc phỏng vấn được nói chậm, rõ ràng về các thông tin cá nhân. Độ chuẩn xác của kỹ năng nói). Phát âm và độ lưu loát (Phát âm được các thanh điệu trong những từ ngữ, câu ngắn với tốc độ chậm. Sử dụng được các câu ngắn, biệt lập, chủ yếu là những câu có cấu trúc đơn giản đã học). Ngôn ngữ xã hội (Sử dụng được một số ít cấu trúc ngữ pháp đơn giản đã học. Sử dụng được những nhóm từ, cách diễn đạt lịch sự đơn giản nhất hằng ngày như: chào hỏi, giới thiệu, mời, cảm ơn, xin lỗi...)

- Kỹ năng Viết

+ Kỹ năng chung: Viết được những cụm từ, câu đơn ngắn về bản thân và những người khác về nơi sống và công việc.

+ Kỹ năng cụ thể: Viết luận (Viết được những cụm từ, câu đơn giản về bản thân và những người khác về nơi sống và công việc). Viết có tương tác (Trình bày hoặc cung cấp được thông tin cá nhân bằng văn bản). Viết thư từ giao dịch (Viết, trả lời được một email hoặc thư tín gồm vài ba câu, điền các bảng, biểu mẫu đơn giản). Ghi chép, nhắn tin, điền biểu mẫu (Viết và điền được các con số, ngày, tháng, tên riêng, quốc tịch, địa chỉ, tuổi, ngày sinh). Xử lý văn bản (Ghi chép lại được các từ ngữ đơn giản hay các văn bản ngắn). Độ chính xác về chính tả (Ghi chép lại được các từ ngữ ngắn quen thuộc các cụm từ thường xuyên sử dụng, như tên các biển hiệu hoặc những lời chỉ dẫn đơn giản, tên các vật dụng hằng ngày. Viết đúng chính tả địa chỉ, quốc tịch và các thông tin cá nhân khác bản).

Mục đích của Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài là gì?

Căn cứ Mục I Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 28/2018/TT-BGDĐT nêu rõ Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài được ban hành nhằm tạo cơ sở chung cho việc xây dựng, phát triển, cập nhật tài liệu dạy học và tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá năng lực sử dụng tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần giữ gìn, phát triển, quảng bá tiếng Việt và bản sắc văn hóa của người Việt Nam, giữ gìn và phát triển tinh thần hướng về quê hương, đất nước của người Việt Nam ở nước ngoài.

Chương trình Tiếng Việt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức độ cần đạt của người Việt Nam ở nước ngoài khi học Chương trình Tiếng Việt sơ cấp bậc 1 như thế nào?
Pháp luật
Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài bậc 1 có các nội dung gì về kỹ năng nghe?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình Tiếng Việt
943 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình Tiếng Việt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình Tiếng Việt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào