Mục đích ký Nghị thư phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Campuchia trên đất liền năm 2019 là gì?
Mục đích ký Nghị thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia năm 2019 là gì?
Căn cứ Thông báo 69/2020/TB-LPQT về hiệu lực của Nghị định thư phân phối cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Cam-pu-chia năm 2019.
Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Cam-pu-chia, ký tại Hà Nội ngày 05 tháng 10 năm 2019, có hiệu lực từ ngày 22 tháng 12 năm 2020.
Theo đó, mục đích ký Nghị thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia năm 2019 được xác định là để ghi nhận và pháp lý hóa thành quả đạt được trong công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước (khoảng 84%).
Mục đích ký Nghị thư phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Campuchia trên đất liền năm 2019 là gì? (Hình từ Internet)
Tổng quan về đường biên giới theo Nghị thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia năm 2019 ra sao?
Căn cứ Điều 2 Nghị thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia năm 2019, tổng quan về đường biên giới được xác định như sau:
- Điểm khởi đầu của đường biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia là giao điểm đường biên giới giữa ba nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Vương quốc Campuchia và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, được quy định trong “Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Vương quốc Campuchia và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, ký ngày 26 tháng 8 năm 2008 và được mô tả chi tiết tại Phần II của Nghị định thư.
- Điểm kết thúc của đường biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia là vị trí cột mốc chính có số hiệu 314, được quy định tại khoản 2 Điều 1 Hiệp ước bổ sung năm 2019 và được mô tả chi tiết tại Phần II của Nghị định thư. Điểm này cũng là điểm khởi đầu của đường biên giới trên biển giữa hai nước.
- Tổng chiều dài đường biên giới Việt Nam - Campuchia hai Bên đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc là 1.044,985km (một nghìn không trăm bốn mươi bốn ki-lô-mét và chín trăm tám mươi lăm mét), trong đó đường biên giới trên đất liền là 488,148km (bốn trăm tám mươi tám ki-lô-mét và một trăm bốn mươi tám mét), đường biên giới trên sông, suối là 556,837km (năm trăm năm mươi sáu ki-lô-mét và tám trăm ba mươi bảy mét).
- Hướng đi của đường biên giới, vị trí mốc chính, mốc phụ, cọc dấu biên giới và điểm đặc trưng được mô tả chi tiết tại Phần II của Nghị định thư, được thể hiện trên bộ Bản đồ địa hình biên giới Việt Nam - Campuchia tỷ lệ 1/25.000 ký ngày 05 tháng 10 năm 2019 - Phụ lục 1 đính kèm Nghị định thư.
Nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 35 Luật Biên giới quốc gia 2003 như sau:
Điều 35
Nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới quốc gia;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia, chính sách, chế độ về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
3. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia;
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia;
5. Quyết định xây dựng công trình biên giới, công trình kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới;
6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
7. Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia;
9. Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Như vậy, hiện nay có 09 nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia. Bao gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới quốc gia;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia, chính sách, chế độ về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
- Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia;
- Quyết định xây dựng công trình biên giới, công trình kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới;
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
- Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia;
- Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?