Mục đích của việc kiểm tra chấp hành pháp luật về giá là gì? Quy định nguyên tắc kiểm tra chấp hành pháp luật về giá như thế nào?
Mục đích của việc kiểm tra chấp hành pháp luật về giá là gì?
Căn cứ theo Điều 67 Luật Giá 2023 quy định về mục đích của thanh tra, kiểm tra như sau:
Mục đích của thanh tra, kiểm tra
1. Mục đích của thanh tra về giá, thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Mục đích của kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá nhằm góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đem lại tác động tích cực trong công tác quản lý điều hành giá, thẩm định giá; nắm bắt tồn tại, hạn chế để nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về giá, thẩm định giá; phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá.
Như vậy theo quy định trên thì mục đích của việc kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá nhằm góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đem lại tác động tích cực trong công tác quản lý điều hành giá, thẩm định giá; nắm bắt tồn tại, hạn chế để nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về giá, thẩm định giá; phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá.
Mục đích của việc kiểm tra chấp hành pháp luật về giá là gì? (Hình từ internet)
Quy định nguyên tắc kiểm tra chấp hành pháp luật về giá như thế nào?
Theo Điều 68 Luật Giá 2023 quy định nguyên tắc thanh tra, kiểm tra như sau:
Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra
1. Công tác thanh tra phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc quy định tại pháp luật về thanh tra.
2. Công tác kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
a) Thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện vi phạm, dấu hiệu vi phạm;
b) Không trùng lặp về phạm vi, thời gian với hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, kiểm tra cùng lĩnh vực đối với một đơn vị;
c) Khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
d) Hạn chế cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng được kiểm tra.
Theo quy định trên thì nguyên tắc kiểm tra chấp hành pháp luật về giá được quy định như sau:
- Thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện vi phạm, dấu hiệu vi phạm;
- Không trùng lặp về phạm vi, thời gian với hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, kiểm tra cùng lĩnh vực đối với một đơn vị;
- Khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
- Hạn chế cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng được kiểm tra.
Trường hợp nào không được tham gia đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 28/2024/TT-BTC quy định về thành phần đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá như sau:
Thành phần đoàn kiểm tra
1. Trưởng đoàn kiểm tra là:
a) Lãnh đạo cấp Cục, Vụ hoặc tương đương thuộc các Bộ, ngành; Lãnh đạo Sở, ngành thuộc địa phương;
b) Lãnh đạo cấp Phòng hoặc tương đương của cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ kiểm tra.
2. Thành viên đoàn kiểm tra: là công chức, viên chức, thanh tra viên; sĩ quan, hạ sĩ quan trong Công an nhân dân; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng trong quân đội nhân dân.
3. Thành viên đoàn kiểm tra (bao gồm trưởng đoàn kiểm tra) có trình độ đại học trở lên và có trình độ chuyên môn phù hợp do Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc giao cho cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc quyết định.
4. Người thuộc một trong các trường hợp sau không được tham gia đoàn kiểm tra:
a) Người có vốn góp vào doanh nghiệp hoặc có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng kiểm tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Có vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, thủ quỹ, thủ kho của cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng kiểm tra;
c) Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Người bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn thi hành kỷ luật, xóa án tích;
đ) Người không đủ các điều kiện khác để tham gia Đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc được Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá có văn bản trình cơ quan ban hành quyết định kiểm tra xem xét, quyết định:
a) Gia hạn thời hạn kiểm tra trên cơ sở đề xuất của Trưởng đoàn kiểm tra;
b) Việc thay đổi thành viên đoàn kiểm tra (bao gồm Trưởng đoàn kiểm tra) trong trường hợp có lý do khách quan không thể tiếp tục tham gia Đoàn kiểm tra hoặc các trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên thì những trường hợp sau đây không được tham gia đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá:
- Người có vốn góp vào doanh nghiệp hoặc có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng kiểm tra;
- Có vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, thủ quỹ, thủ kho của cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng kiểm tra;
- Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Người bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn thi hành kỷ luật, xóa án tích;
- Người không đủ các điều kiện khác để tham gia Đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Luật Giá 2023 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Giá 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Thông tư 28/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?