Mức án phí hành chính sơ thẩm phải đóng trong trường hợp các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyết vụ án là bao nhiêu?
- Án phí trong vụ án hành chính bao gồm những loại nào?
- Đối tượng nào có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm?
- Mức án phí hành chính sơ thẩm phải đóng trong trường hợp các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyết vụ án là bao nhiêu?
- Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong vụ án hành chính được quy định như thế nào?
Án phí trong vụ án hành chính bao gồm những loại nào?
Căn cứ tại Điều 30 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định các loại án phí trong vụ án hành chính bao gồm:
- Án phí hành chính sơ thẩm.
- Án phí hành chính phúc thẩm.
- Án phí dân sự sơ thẩm đối với trường hợp có giải quyết về bồi thường thiệt hại, bao gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.
- Án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại.
Đối tượng nào có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 31 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định những đối tượng có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính:
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính
1. Người khởi kiện vụ án hành chính, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án hành chính phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.
2. Người yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính không phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.
3. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.
Như vậy theo quy định trên đối tượng có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm án phí hành chính sơ thẩm bao gồm:
- Người khởi kiện vụ án hành chính.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án hành chính.
Mức án phí hành chính sơ thẩm phải đóng trong trường hợp các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyết vụ án là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 32 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định như sau:
Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính
1. Đương sự phải chịu án phí hành chính sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp tiền án phí hoặc không phải chịu án phí hành chính sơ thẩm.
2. Người có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và người lập danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh, sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân bị khiếu kiện phải chịu, án phí hành chính sơ thẩm trong trường hợp Tòa án tuyên chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện.
3. Trường hợp người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.
4. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành đối thoại nếu các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí hành chính sơ thẩm.
5. Trong vụ án có đương sự được miễn nộp tiền án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp tiền án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
6. Người có yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định của pháp luật thì phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
7. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Nghị quyết này.
Như vậy theo quy định trên trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành đối thoại nếu các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí hành chính sơ thẩm.
Mức án phí hành chính sơ thẩm phải đóng trong trường hợp các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyết vụ án là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong vụ án hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 33 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong vụ án hành chính được quy định như sau:
- Người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí.
- Các đương sự trong vụ án hành chính kháng cáo về bồi thường thiệt hại phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?