Một số quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ người tham gia giao thông đường bộ cần phải chú ý?

Xin hỏi, một số quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ người tham gia giao thông đường bộ cần phải chú ý? - Bạn T.N (Long An)

Quy tắc chung yêu cầu người tham gia giao thông phải tuân thủ là gì?

Căn cứ Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

Như vậy, quy tắc chung yêu cầu người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

Một số quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ người tham gia giao thông đường bộ cần phải chú ý?

Một số quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ người tham gia giao thông đường bộ cần phải chú ý? (Hình từ internet)

Hệ thống báo hiệu đường bộ mới nhất 2023 được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Cụ thể như sau:

Hệ thống báo hiệu đường bộ
...
2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:
a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
5. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
6. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.
7. Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.
8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.

Như vậy, hiện nay, hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ được quy định theo nội dung nêu trên.

Việc chấp hành báo hiệu đường bộ được quy định hiện nay như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về chấp hành báo hiệu đường bộ như sau:

Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Như vậy, Luật quy định việc về chấp hành báo hiệu đường bộ như sau:

- Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

- Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

- Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

- Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Báo hiệu đường bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biển báo hướng đi trên mỗi làn đường phải theo (R.411)
Pháp luật
Cọc mốc lộ giới là gì? Quy định về cắm cọc mốc lộ giới như thế nào? Cọc mốc lộ giới có cấu tạo ra sao?
Pháp luật
Biển báo đường một chiều có hình dạng như thế nào? Biển báo đường một chiều có ý nghĩa và sử dụng như thế nào?
Pháp luật
Ý nghĩa sử dụng biển báo kết thúc đường đôi? Trong nội thành có bắt buộc đặt biển báo kết thúc đường đôi?
Pháp luật
Đường không ưu tiên là gì? Trên đường ưu tiên để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên thì đặt biển báo nào?
Pháp luật
Giá long môn là gì? Hướng dẫn lắp đặt biển chỉ dẫn trên giá long môn, cột cần vươn như thế nào?
Pháp luật
Mốc lộ giới là gì? Mốc lộ giới có phải một trong các loại mốc giới theo quy hoạch xây dựng không?
Pháp luật
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo là gì? Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo như thế nào?
Pháp luật
Có bao nhiêu loại biển báo hiệu đường bộ? Ý nghĩa của từng loại biển báo hiệu đường bộ như thế nào?
Pháp luật
QCVN 41:2019/BGTVT về điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn? Các phương tiện điều khiển giao thông bao gồm những phương tiện nào?
Pháp luật
Một số quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ người tham gia giao thông đường bộ cần phải chú ý?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Báo hiệu đường bộ
17,959 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Báo hiệu đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Báo hiệu đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào