Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 được thực hiện như thế nào?

Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh Công ở Bình Định.

Các giải pháp về nguồn cung gạo được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục IV Điều 1 Quyết định 583/QĐ-TTg năm 2023, quy định về giải pháp về nguồn cung gạo để phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 như sau:

- Thực hiện tái cơ cấu ngành lúa gạo, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và các định hướng giải pháp về sản xuất, tạo nguồn hàng có chất lượng cho xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng:

+ Nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm gạo trong nước về chất lượng, áp dụng tiêu chuẩn mang tính đồng bộ, tận dụng lợi thế sản xuất theo quy mô, tăng cường quảng bá nâng cao thương hiệu.

+ Triển khai hiệu quả các giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

+ Phát triển giống lúa có tính chống chịu cao với biến đổi khí hậu, thích hợp thổ nhưỡng của từng vùng miền Việt Nam, giảm tác động tiêu cực với môi trường, phục tráng và duy trì các giống lúa đặc sản chất lượng cao nhằm phục vụ nhu cầu thị trường về gạo chất lượng.

+ Định hướng sản xuất, chú trọng điều chỉnh theo hướng tăng cường bảo quản, chế biến từng bước nâng cao và ổn định chất lượng gạo xuất khẩu, đảm bảo đáp ứng các quy định ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu về chất lượng, an toàn thực phẩm.

+ Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý sản phẩm lúa gạo; triển khai hiệu quả Chương trình phát triển trí tuệ đến năm 2030

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng (công nghệ sau thu hoạch, kho chứa bảo quản để đảm bảo sản phẩm); đầu tư phát triển mạnh hơn các loại gạo giá trị cao, đã tạo được hình ảnh thương hiệu như ST24, ST25,...

+ Các cơ sở sản xuất, thương nhân chủ động nắm bắt thông tin, thực hiện văn bản hướng dẫn, khuyến cáo của các bộ, ngành để tuân thủ nghiêm các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng, quy định của thị trường nhập khẩu.

+ Các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam tích cực phối hợp tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, định hướng thị trường; hỗ trợ nông dân, thương nhân trong công tác đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc.

+ Rà soát, đàm phán ký kết hiệp định, thỏa thuận về sự phù hợp và công nhận lẫn nhau về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm với các thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo Việt Nam làm cơ sở định hướng sản xuất và xuất khẩu.

+ Hướng dẫn và tạo điều kiện thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP.

- Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hướng đến thực hiện sản xuất nông nghiệp xanh:

+ Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất

+ Tăng cường kiểm tra, kiểm soát sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa, ngăn chặn việc sử dụng đại trà thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của thị trường.

- Tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng gạo nhập khẩu thông qua áp dụng các biện pháp phi thuế quan, hàng rào kỹ thuật, phòng vệ thương mại và hệ thống, cảnh báo sớm.

Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 được thực hiện như thế nào? (Hình từ internet)

Công tác đàm phán, mở cửa thị trường xuất khẩu gạo được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm a Mục 3 Chương IV Quyết định 583/QĐ-TTg năm 2023, quy định về công tác đàm phán, mở cửa thị trường để phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 như sau:

- Công tác đàm phán, mở cửa thị trường:

+ Tăng cường, đẩy mạnh đàm phán song phương, đa phương nhằm đi đến ký kết các Hiệp định, thoả thuận về sự phù hợp, công nhận lẫn nhau về kiểm dịch, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm với các thị trường trọng điểm nhằm tận dụng cơ hội mở cửa thị trường và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng gạo.

+ Tiếp tục tổ chức triển khai thực thi các FTA để hỗ trợ thương nhân khai thác lợi ích của các FTA như nội luật hóa các cam kết.

+ Nghiên cứu, đánh giá tác động của các FTA, cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu gạo; nghiên cứu khả thi việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận ưu đãi thương mại với một số thị trường xuất khẩu tiềm năng;

+ Tận dụng tiến trình rà soát các Hiệp định đã được đưa vào thực thi để đề nghị các đối tác mở cửa thêm, gia tăng hạn ngạch cho gạo Việt Nam.

Công tác thông tin về thị trường xuất khẩu gạo được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm b Mục 3 Chương IV Quyết định 583/QĐ-TTg năm 2023, quy định về công tác thông tin để phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 như sau:

- Nâng cao vai trò và đẩy mạnh hoạt động của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các Văn phòng Xúc tiến thương mại, Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam trong giới thiệu, hỗ trợ thương nhân xuất khẩu gạo kết nối thương mại, phối hợp đẩy mạnh hơn nữa quảng bá thương hiệu và sản phẩm gạo Việt Nam tại các quốc gia, vùng lãnh thổ.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, đánh giá dự báo nhu cầu nhập khẩu, thị hiếu, tập quán tiêu dùng của người dân nước nhập khẩu (chủng loại, phẩm cấp, mục đích sử dụng), chính sách nhập khẩu và khả năng thực hiện xúc tiến thương mại gạo vào thị trường các nước nhập khẩu (an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc...).

- Kịp thời cập nhật, thông tin cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo định hướng kinh doanh, xuất khẩu và chủ động ngăn ngừa các vụ việc phát sinh tại các thị trường xuất khẩu gạo.

- Đẩy mạnh việc đưa mặt hàng gạo Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài và quảng bá sản phẩm gạo Việt Nam thông qua các kênh thương mại điện tử và hoạt động đối ngoại nhân dân.

- Thực hiện có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP để phát triển thị trường xuất khẩu gạo, trong đó tận dụng khả năng gạo xuất khẩu của Việt Nam có điều kiện thâm nhập các phân khúc gạo cao cấp, giá trị cao; hỗ trợ các hoạt động quốc tế quảng bá gạo Việt Nam.

Xuất khẩu gạo Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Xuất khẩu gạo:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Muốn kinh doanh xuất khẩu gạo có cần phải có kho hay không? Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có phải thực hiện dự trữ lưu thông hay không?
Pháp luật
Mục tiêu cụ thể về tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo Việt Nam vào các thị trường đến năm 2030 là bao nhiêu %?
Pháp luật
Để đủ điều kiện xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, thương nhân có thể thuê kho chứa thóc gạo hay không?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần sở hữu tối thiểu bao nhiêu kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo?
Pháp luật
Trách nhiệm tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân thuộc về cơ quan nào?
Pháp luật
Thương nhân có thể kinh doanh xuất khẩu gạo không cần phải có Giấy chứng nhận trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ai có quyền kinh doanh xuất khẩu gạo? Trách nhiệm của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc kinh doanh xuất khẩu gạo như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo định kỳ hàng tháng tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung là gì? Hai thương nhân được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng này thì thực hiện cơ chế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất khẩu gạo
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,631 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất khẩu gạo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào