Một số điểm mới về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp, môi trường xảy ra ở khu vực biên giới biển, cửa khẩu từ 22/7/2022?
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển là các hành vi nào?
- Sửa đổi quy định về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển, lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu?
- Mức phạt quy định trong hoạt động thủy sản như thế nào?
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển là các hành vi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 14. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu
1. Đối với các hành vi vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản; điều kiện nuôi trồng thủy sản; nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp; vi phạm quy định về khai thác thủy sản; tàu cá, cảng cá, khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá xảy ra trong khu vực biên giới biển thì xử phạt theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
2. Đối với các hành vi qua biên giới khai thác, phá rừng trái pháp luật, vi phạm quy định về động vật rừng; vận chuyển qua biên giới; tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản có nguồn gốc bên kia biên giới trái pháp luật trong khu vực biên giới thì xử phạt theo Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
3. Đối với các hành vi mua bán, trao đổi, vận chuyển, tàng trữ trái phép qua biên giới quốc gia các chất gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; gây mất vệ sinh công cộng, gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu vực cửa khẩu thì xử phạt theo Điều 19, Điều 20, Điều 22 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4. Đối với các hành vi vi phạm quy định về khảo sát, lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch xây dựng; khởi công, thi công xây dựng công trình và trật tự xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu thì Bộ đội Biên phòng xử phạt theo Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 26 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
5. Trường hợp các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính được viện dẫn tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này được sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo Nghị định sửa đổi, bổ sung."
Như vậy, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu được quy định như trên.
Một số điểm mới về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp, môi trường xảy ra ở khu vực biên giới biển, cửa khẩu từ 22/7/2022?
Sửa đổi quy định về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển, lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
"13. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau
Điều 14. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu
1. Đối với các hành vi vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản; điều kiện nuôi trồng thủy sản; nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp; vi phạm quy định về khai thác thủy sản; tàu cá, cảng cá, khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá xảy ra trong khu vực biên giới biển thì xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
2. Đối với các hành vi qua biên giới khai thác, phá rừng trái pháp luật, vi phạm quy định về động vật rừng; vận chuyển qua biên giới; tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản có nguồn gốc bên kia biên giới trái pháp luật trong khu vực biên giới thì xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
3. Đối với các hành vi mua bán, trao đổi, vận chuyển, tàng trữ trái phép qua biên giới quốc gia các chất gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường; gây mất vệ sinh công cộng, gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu vực cửa khẩu thì xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4. Đối với các hành vi vi phạm quy định về khảo sát, lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch xây dựng; khởi công, thi công xây dựng công trình và trật tự xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu thì xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.”
Như vậy, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu được quy định sửa đổi, bổ sung như trên
Mức phạt quy định trong hoạt động thủy sản như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 5. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân."
Như vậy, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản được quy định như trên.
Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 22/07/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?