Mở bài Tây tiến ngắn gọn, nâng cao? Mở bài gián tiếp Tây Tiến tuyển chọn? Môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT có đặc điểm gì?

Mở bài Tây tiến ngắn gọn, nâng cao? Mở bài gián tiếp Tây Tiến tuyển chọn? Môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT có đặc điểm gì?

Mở bài Tây tiến ngắn gọn? Mở bài gián tiếp Tây tiến tuyển chọn?

Khi phân tích tác phẩm "Tây Tiến" của nhà thơ Quang Dũng, nhiều học sinh và người đọc thường quan tâm đến việc viết Mở bài Tây Tiến sao cho ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn nâng cao được giá trị của bài thơ.

Mở bài Tây Tiến không chỉ đơn thuần là giới thiệu tác giả và tác phẩm, mà cần khéo léo lồng ghép những cảm nhận sâu sắc về tình yêu quê hương, lòng quả cảm của người lính.

Dưới đây là một số mẫu mở bài Tây tiến ngắn gọn, mở bài Tây tiến gián tiếp:

MỞ BÀI TÂY TIẾN NGẮN GỌN

Mẫu mở bài Tây tiến ngắn gọn - Mẫu 1:

Bài thơ “Tây Tiến” của cố nhà thơ Quang Dũng có thể xem như là một hiện tượng “xuất thần” trong thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đó là đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện đầy khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh để cho cái chất bi tráng được bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ. Bài thơ Tây Tiến quả là một bản hùng ca viết về vẻ đẹp anh dũng, kiên cường vượt qua bao gian khổ trong chiến tranh của người lính cụ Hồ . Qua đó thể hiện nỗi nhớ nhung da diết của nhà thơ với đồng đội, với đơn vị cũ và nhớ vẻ đẹp hùng vĩ của núi non Tây Bắc.

Mẫu mở bài Tây tiến ngắn gọn - Mẫu 2:

Quang Dũng – người nghệ sĩ đa tài – một nhà thơ với tâm hồn hào hoa, lãng mạn. Thơ ca của ông thường viết về những nét hào hùng cùng vẻ bi tráng trong thời kỳ kháng chiến với sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên và con người, đặc biệt là vẻ đẹp của những người lính cụ Hồ. Bài thơ “Tây Tiến” chính là một trong những tác phẩm xuất sắc và tiêu biểu nhất của ông. Bài thơ được sáng tác năm 1948 lấy cảm hứng từ nỗi nhớ da diết về thiên nhiên và những người đồng đội cũ trong binh đoàn Tây Tiến. Với ngòi bút tài tình của Quang Dũng, bài thơ đã toát lên hết vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc và hình tượng người lính anh dũng bất khuất lại rất hào hoa lãng mạn.

Mẫu mở bài Tây tiến ngắn gọn - Mẫu 3:

Sự nghiệp văn học của Quang Dũng tuy không phong phú, đồ sộ như những nhà thơ khác, nhưng mỗi một tác phẩm của ông để lại đều để lại những dấu ấn đậm sâu trong lòng bạn đọc. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, bài thơ Tây Tiến chính là tác phẩm nổi bật nhất của ông. Qua những vần thơ đầy tinh tế, sinh động mà cũng vô cùng chân thực, ông đã khắc họa thành công chân dung của những người lính, binh đoàn Tây Tiến.

Tây Tiến được Quang Dũng viết vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, sau khi ông rời binh đoàn Tây Tiến để công tác ở một nơi khác. Mặc dù đã rời binh đoàn, những nỗi nhớ và tình yêu dành cho đồng đội, đơn vị cũ vẫn luôn tha thiết, nnhững điều đó đã kết tinh nên tác phẩm nghệ thuật này. Bởi vậy, nỗi nhớ tha thiết, sâu đậm chính là cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ

MỞ BÀI TÂY TIẾN GIÁN TIẾP

Mẫu mở bài Tây tiến gián tiếp - Mẫu 1:

Chiến tranh dù đã lùi xa, nhưng những dư vang dư hình của nó thì vẫn luôn ở đó, sống mãi bên đời. Người ta sẽ chẳng bao giờ quên “có cái chết đã hóa thành bất tử” khi gặp ở những dòng thơ của Tố Hữu, càng không thể quên được hình ảnh những người chiến sĩ “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” đã in sâu trong thơ của Chính Hữu. Từ bao giờ, người lính cụ Hồ đã trở thành những tượng đài bất tử trong thơ ca. Đi qua bao gian khón để bước tới đài vinh quang, những người lính Tây Tiến cũng đã trở thành những hình tượng “đẹp còn sống mãi” trong lòng mỗi người. Ta gặp lại họ trong những vần thơ trong bài thơ Tây tiến, nơi thấm đẫm cảm xúc mà nhà thơ Quang Dũng đã gửi lại đoàn quân, cùng theo đó là bao nỗi nhớ tha thiết, đậm sâu.

Mẫu mở bài Tây tiến gián tiếp - Mẫu 2:

Chiến tranh và người lính là 2 đề tài lớn trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Văn học là nơi đã ghi dấu từng chặng đường, từng bước chuyển mình sáng chói của lịch sử, nó đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh thiêng liêng cao cả của mình, không chỉ dừng lại ở việc tái hiện lại bầu không khí chiến đấu ác liệt cam go của cuộc chiến mà còn khắc họa lại những bức chân dung sống động, đẹp đẽ nhất về hình tượng người lính cụ Hồ. Đó là hình tượng của những người lính có cùng xuất thân từ những người nông dân nghèo nhưng cùng mang lí tưởng cứu nước lớn lao và thiêng liêng trong “Đồng chí” của Chính Hữu, hay là những người lính lái xe luôn mang vẻ lạc quan, yêu đời coi thường gian khổ trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Ghi dấu ấn sâu sắc trong mảng đề tài ngỡ như đã quá quen thuộc ấy, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đã mang đến một bức tượng đài vô cùng tráng lệ mà đầy mới mẻ về những hình tượng người lính: kiên cường, quả cảm, anh dũng trong chiến đấu nhưng lại cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa trong tâm hồn cũng như đời sống tinh thần.

Mẫu mở bài Tây tiến gián tiếp - Mẫu 3:

Có những tác phẩm văn học đi cùng năm tháng, đó là những tác phẩm thơ ca ghi lại những ngày tháng gian khổ, khốc liệt nhưng lại rất hào hùng của dân tộc, đó là những sáng tác về những con người hết sức bình dị, vô danh nhưng lại góp phần làm nên sự độc lập, tự do, làm nên cái hữu danh cho đất nước, dân tộc. Và với tôi, Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng cũng chính là một bài thơ như vậy. Qua Tây Tiến, ta không chỉ thấy được một bức tranh sinh động hùng vĩ của Tây Bắc, thấy được sự gian khổ trong chiến đấu mà ở đó có rất nhiều mất mát, hi sinh mà ta còn thấy được vẻ đẹp của tình đoàn kết, vẻ đẹp của những người lính cụ Hồ trong những năm tháng gian khổ nhất. Những người lính Tây Tiến hiện lên trong những trang thơ Quang Dũng là những người lính trẻ đầy gan dạ, mạnh mẽ, kiêu hùng nhất, và họ cũng là những chàng trai trẻ nhiệt huyết, ào hoa, yêu đời với tâm hồn lãng mạn nhất.

*Lưu ý: Mở bài Tây tiến ngắn gọn, Mở bài gián tiếp Tây Tiến tuyển chọn chỉ mang tính chất tham khảo!

Mở bài Tây tiến ngắn gọn, nâng cao? Mở bài gián tiếp Tây Tiến tuyển chọn? Môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT có đặc điểm gì?

Mở bài Tây tiến ngắn gọn, nâng cao? Mở bài gián tiếp Tây Tiến tuyển chọn? Môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT có đặc điểm gì? (Hình ảnh Internet)

Mở bài Tây tiến nâng cao như thế nào?

Khi phân tích tác phẩm "Tây Tiến" của Quang Dũng, nhiều người đặt ra câu hỏi Mở bài Tây Tiến nâng cao như thế nào để có thể dẫn dắt người đọc vào không khí hào hùng và bi tráng của bài thơ. Việc xây dựng Mở bài Tây Tiến nâng cao đòi hỏi không chỉ sự ngắn gọn, xúc tích, mà còn cần tạo ra sự lôi cuốn bằng cách lồng ghép cảm xúc cá nhân và nhận định sâu sắc về tác phẩm.

Mẫu mở bài Tây tiến nâng cao - Mẫu 1:

Những vần thơ hào hoa, lãng mạn, tinh tế vang lên đi vào lòng người trở thành sẽ là những lời cảm xúc ngọt ngào đi cùng năm tháng. Và vẫn còn đó, bài thơ “Tây tiến” vang lên như một khúc hành ca của những người lính cụ Hồ. Đây là một trong những bài thơ hay mang nhiều cảm xúc nhất, những vần thơ ấy vang lên và đọng lại trong lòng người đọc như một khúc ca đi cùng năm tháng, Tây Tiến đã trở thành một bài thơ tiêu biểu trong thơ ca của Quang Dũng, cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Những câu thơ mang một vẻ hào hoa, tinh tế, chân thật mang một phong cách hồn hậu, phóng khoáng khiến cho chúng ta thấy được vẻ đẹp bi tráng nhưng cũng rất lãng mạn của những người lính Tây Tiến và về một thời hào hùng đã qua đi.

Mẫu mở bài Tây tiến nâng cao - Mẫu 2:

“Có một không gian nào,

Đo chiều dài nỗi nhớ?

Có khoảng mênh mông nào

Sâu thẳm hơn tình thương?”

Quả vậy, thơ ca Việt Nam hiện đại giờ đây có cả một khoảng trời dành cho nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ thương mà nhà thơ Hoàng Cầm đã gửi lại trong “Bên kia sông Đuống”, hay là nỗi nhớ thương của người con xa xứ qua bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Đôi khi đó còn là nỗi nhớ thương trong tình yêu đôi lứa mà người bên ấy chỉ dám gửi cho người bên này qua bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn. Và Quang Dũng – một người nghệ sĩ tài ba cũng không phải là một ngoại lệ khi ông đã đặt hết tâm tư, tình cảm của mình nơi những người đồng đội qua bài thơ “Tây Tiến”.

Mẫu mở bài Tây tiến nâng cao - Mẫu 3:

Thảo nguyên Châu Mộc nhớ không?

Một thời lính trẻ tang bồng chưa xa.

Mỏ Mù, Tây Bắc, lau già…

Kỷ niệm xưa bỗng trắng nhoà sắc ban.

(trích trong bài thơ Nhớ Tây Bắc – Phạm Ngọc San)

Chẳng biết từ bao giờ mà Tây Bắc đã trở thành miền thương nhớ trong trái tim của biết bao người, đặc biệt là với những người lính cụ Hồ đã từng vào sinh ra tử cùng xứ hoa ban. Núi rừng Tây Bắc đã trở thành “nàng thơ” của biết bao thi sĩ, và đương nhiên không thể không nhắc tới một thi phẩm của cố nhà thơ Quang Dũng đó là bài thơ “Tây Tiến”. Giữa cái bộn bề, cái đa dạng của thị trường thơ hôm nay, lật lại trang sách cũ, ta bắt gặp Tây Tiến của Quang Dũng, chợt thấy lòng xôn xao theo những vần thơ đượm màu kiêu bạc hào hoa khi vừa cất lên câu thơ đầu tiên: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi…

*Lưu ý: Mở bài Tây tiến nâng cao chỉ mang tính chất tham khảo!

Một Mở bài Tây Tiến nâng cao sẽ dẫn dắt người đọc vào không khí hùng tráng, hào hùng nhưng cũng đượm buồn của cuộc kháng chiến. Ngoài ra, Mở bài Tây Tiến còn cần nhấn mạnh được nét độc đáo trong phong cách thơ Quang Dũng, người vừa là nhà thơ, vừa là chiến sĩ. Để viết một Mở bài Tây Tiến ấn tượng, bạn phải kết hợp giữa kiến thức văn học và cảm xúc cá nhân về bài thơ.

Môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT có đặc điểm gì?

Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:

- Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

- Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...

Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

- Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

- Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

- Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.

Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ trong văn học? Tác dụng của các loại biện pháp tu từ?
Pháp luật
Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
Pháp luật
Tháng 11 tiếng Anh là gì? Tháng 11 tiếng Anh viết tắt thế nào? Lời chúc tháng 11 ý nghĩa thế nào?
Pháp luật
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi? Yêu cầu cần đạt đối với môn ngữ văn cấp 2 hiện nay?
Pháp luật
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện 20 11 ngắn gọn? Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện 20 11 ở trường ngắn nhất?
Pháp luật
Mẫu đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới hay? Cách viết đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới chi tiết? Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Dẫn chứng nghị luận xã hội cho mọi đề, ngắn gọn? Quan điểm xây dựng chương trình GDPT môn Văn thế nào?
Pháp luật
Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4? Mẫu bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4?
Pháp luật
Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ lớp 12 chọn lọc? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT 2018 là gì?
Pháp luật
Nghị luận về tuổi trẻ nhiệt huyết chọn lọc? Viết đoạn văn 200 chữ về lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
230 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào