Mẫu tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô? Thời gian tổ chức Chương trình kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô?
Mẫu tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô?
>> Điểm bắn pháo hoa 10 10 Hà Nội kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Mẫu tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô là một tác phẩm đặc biệt nhằm tái hiện khí thế hào hùng và niềm tự hào của người dân Hà Nội trong ngày lịch sử 10/10/1954.
Theo đó, mẫu tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô thường sử dụng các màu sắc tươi sáng như đỏ, xanh và vàng, cùng những biểu tượng quen thuộc của Thủ đô như Hồ Gươm, cầu Long Biên, cờ đỏ sao vàng tung bay, để thể hiện niềm vui và tinh thần đoàn kết. Đây không chỉ là lời nhắc nhớ về một cột mốc đáng tự hào mà còn truyền tải tinh thần yêu nước và hy vọng về tương lai phát triển của Thủ đô.
Dưới đây là mẫu tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô:
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Mẫu số 3
Mẫu số 4
Mẫu số 5
Mẫu số 6
Mẫu số 7
Mẫu số 8
Mẫu số 9
Mẫu số 10
Mẫu số 11
Mẫu số 12
Mẫu số 13
Mẫu số 14
Mẫu số 15
*Lưu ý: Mẫu tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô? Thời gian tổ chức Chương trình kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô? (Hình ảnh Internet)
Thời gian tổ chức Chương trình kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô?
Căn cứ tại mục 5 Phần II Kế hoạch 290/KH-UBND năm 2024 Tải về có nêu về thời gian, địa điểm tổ chức Chương trình kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô như sau:
- Thời gian: 20h10 ngày 10/10/2024 (thứ Năm).
- Địa điểm: Khu Di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội. Số 19C Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội.
Bên cạnh đó, Chương trình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô diễn ra theo thời gian quy định tại Phần III Kế hoạch 290/KH-UBND năm 2024 Tải về có nêu về nội dung Chương trình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô như sau:
- Tổng duyệt Chương trình: Ngày 09/10/2024 (dự kiến từ 19h-22h).
- Truyền hình trực tiếp Chương trình: Ngày 10/10/2024.
+ Từ 19h00 - 19h45: Đón tiếp đại biểu, ổn định tổ chức.
+ Từ 20h10 - 21h40: Truyền hình trực tiếp Chương trình “Hà Nội - Bản hùng ca phố” trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.
++ Chương 1: Trận địa trong Thành phố.
++ Chương 2: “9 năm rừng lòng vẫn Thủ đô”.
++ Chương 3: “Bài ca Hà Nội”.
Ngoài ra, căn cứ tại mục 6, 7 Phần II Kế hoạch 290/KH-UBND Tải về có nêu về quy mô và thành phần đại biểu tham dự Chương trình kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô như sau:
(1) Quy mô: dự kiến trên 3.000 người (2.000 đại biểu, trên 1.000 quần chúng nhân dân).
(2) Thành phần đại biểu mời dự
- Đại biểu Trung ương:
+ Các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
+ Các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng, lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành, đoàn thể Trung ương.
+ Các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025.
- Đại biểu thành phố Hà Nội.
+ Các đồng chí Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực HĐND Thành phố, lãnh đạo UBND Thành phố, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.
+ Các đồng chí Thường trực Thành ủy qua các thời kỳ.
+ Các nhân chứng lịch sử và đại diện các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
+ Đại diện Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể; lãnh đạo các quận, huyện, thị xã; các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Hà Nội.
+ Phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương.
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 không phải là ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.
Theo đó, nếu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 trúng vào ngày làm việc bình thường thì người lao động vẫn phải làm việc và không được nghỉ.
Tuy nhiên, người lao động có thể được phép nghỉ nếu chính sách công ty có quy định được nghỉ lễ trong 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.
Ngoài ra, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?