Mẫu tờ trình xin kinh phí 2024 chuẩn nhất file word? Tải mẫu tờ trình xin kinh phí 2024 chuẩn nhất file word ở đâu?
- Mẫu tờ trình xin kinh phí 2024 chuẩn nhất file word? Tải mẫu tờ trình xin kinh phí 2024 chuẩn nhất file word ở đâu?
- Tờ trình là loại văn bản gì?
- Quy định chung về thể thức và kỹ thuật trình bày tờ trình xin kinh phí 2024 theo Nghị định 30 ra sao?
- Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính nào?
Mẫu tờ trình xin kinh phí 2024 chuẩn nhất file word? Tải mẫu tờ trình xin kinh phí 2024 chuẩn nhất file word ở đâu?
Dưới đây là mẫu tờ trình xin kinh phí 2024 chuẩn nhất file word có thể tham khảo:
>> Tải Mẫu tờ trình xin kinh phí 2024 chuẩn nhất file word.
Mẫu tờ trình xin kinh phí 2024 chuẩn nhất file word? Tải mẫu tờ trình xin kinh phí 2024 chuẩn nhất file word ở đâu? (Hình từ Internet)
Tờ trình là loại văn bản gì?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các loại văn bản hành chính
Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
Theo đó, tờ trình là loại văn bản hành chính được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức).
Áp dụng đối với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp căn cứ quy định của Nghị định 30/2020/NĐ-CP và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp.
Quy định chung về thể thức và kỹ thuật trình bày tờ trình xin kinh phí 2024 theo Nghị định 30 ra sao?
Tại phần I mục I Phụ lục I Nghị định 30/2020/NĐ-CP có nêu rõ quy định chung về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. Trong đó, tờ trình là một loại văn bản hành chính.
Do đó, thể thức và kỹ thuật trình bày tờ trình xin kinh phí 2024 phải đảm bảo quy định chung của văn bản hành chính như sau:
(1) Khổ giấy: Khổ A4 (210 mm x 297 mm). (2) Kiểu trình bày: Theo chiều dài của khổ A4. Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng. (3) Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm. (4) Phông chữ: Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen. (5) Cỡ chữ và kiểu chữ: Theo quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức. (6) Vị trí trình bày các thành phần thể thức: Được thực hiện theo Mục IV Phần I Phụ lục này. (7) Số trang văn bản: Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất. |
Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về thể thức văn bản như sau:
Thể thức văn bản
1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) Số, ký hiệu của văn bản.
d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
e) Nội dung văn bản.
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
i) Nơi nhận.
3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác
a) Phụ lục.
b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
4. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
Theo đó, thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
Chú ý: Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính như sau:
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
- Số, ký hiệu của văn bản.
- Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
- Nội dung văn bản.
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
- Nơi nhận.
* Ngoài các thành phần trên, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác
- Phụ lục.
- Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
- Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
- Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?