Mẫu tờ trình đề nghị cấp phép cải tạo xe quân sự của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng theo Thông tư 95 thế nào?
Mẫu tờ trình đề nghị cấp phép cải tạo xe quân sự của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng theo Thông tư 95 thế nào?
Mẫu giấy phép cải tạo xe quân sự là mẫu số 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 95/2023/TT-BQP.
>> Tải về mẫu tờ trình đề nghị cấp phép cải tạo xe quân sự tại đây
Mẫu tờ trình đề nghị cấp phép cải tạo xe quân sự của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng theo Thông tư 95 thế nào? (Hình từ internet)
Cải tạo xe quân sự phải đáp ứng nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 95/2023/TT-BQP, việc cải tạo xe quân sự cần phải đáp ứng các nguyên tắc như sau:
- Không thay khung xe mà chỉ thay đổi chiều dài hoặc gia cố tăng cường khung xe nguyên thủy nhưng không thay đổi chiều dài cơ sở của xe nguyên thủy trừ rơ moóc và sơ mi rơ moóc.
- Mỗi xe cơ giới chỉ cải tạo, thay đổi động cơ và không quá 03 (ba) hệ thống, tổng thành trong 07 (bảy) hệ thống, tổng thành của xe nguyên thủy, cụ thể:
+ Hệ thống truyền lực (ly hợp, hộp số, trục các đăng, cầu chủ động);
+ Hệ thống chuyển động (bánh xe);
+ Hệ thống treo;
+ Hệ thống phanh;
+ Hệ thống lái;
+ Buồng lái, thùng hàng hoặc thùng tự đổ;
+ Hệ thống điện xe (đối với xe ô tô điện: Hệ thống lưu trữ Pin (BESS), hệ thống quản lý: Chỉ báo trạng thái sạc, kiểm soát nhiệt độ pin, bộ chuyển đổi điện tử, động cơ và điều khiển; dây điện và đầu nối; hệ thống sạc bên ngoài nếu được trang bị; bộ phận kết nối đầu sạc trên xe).
- Mỗi xe máy chuyên dùng chỉ cải tạo, thay động cơ và không quá 04 (bốn) hệ thống, tổng thành trong 08 (tám) hệ thống, tổng thành của xe nguyên thủy, cụ thể:
+ Hệ thống truyền lực (ly hợp, hộp số, trục các đăng, cầu chủ động, truyền động thủy lực);
+ Hệ thống chuyển động (bánh xe, cầu bị động, mô tơ di chuyển);
+ Hệ thống treo;
+ Hệ thống phanh;
+ Hệ thống lái;
+ Hệ thống điện, điện thủy lực, điện tự động hóa;
+ Buồng lái, thân xe;
+ Thiết bị chuyên dùng.
- Phải bảo đảm phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng về chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, bí mật Nhà nước.
- Khối lượng toàn bộ của xe quân sự sau cải tạo phải bảo đảm các chỉ tiêu về độ ổn định, an toàn khi vận hành và quy định của Luật Giao thông đường bộ.
- Khổ giới hạn của xe quân sự sau cải tạo không vượt quá khổ giới hạn theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
- Xe quân sự sau cải tạo phải đăng ký theo quy định của pháp luật.
Xe quân sự khi tham gia giao thông phải có những giấy tờ gì?
Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Thông tư liên tịch 27/2003/TTLT-BGTVT-BQP quy định đối với xe quân sự khi tham gia giao thông như sau:
Quy định đối với xe quân sự khi tham gia giao thông
2.1. Xe quân sự khi tham gia giao thông phải có: giấy chứng nhận đăng ký, biển số đăng ký, tem kiểm định, giấy phép lưu hành, giấy công tác xe do cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng cấp.
2.2. Xe quân sự và người lái xe khi tham gia giao thông phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng kiểm tra xe quân sự và lực lượng bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong phạm vị nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định hiện hành.
2.3. Xe quân sự bánh xích khi tham gia giao thông trong điều kiện bình thường phải thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Trong trường hợp làm nhiệm vụ khẩn cấp thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng và phải có các biện pháp bảo vệ cầu đường, bảo đảm an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, xe quân sự khi tham gia giao thông phải có những giấy tờ sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký;
- Biển số đăng ký;
- Tem kiểm định;
- Giấy phép lưu hành;
- Giấy công tác xe do cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng cấp.
Xe quân sự có phải là xe ưu tiên không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định quyền ưu tiên của một số loại xe như sau:
Quyền ưu tiên của một số loại xe
1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Theo đó, xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp là một trong những xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới.
Thông tư 95/2023/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 và thay thế Thông tư 01/2011/TT-BQP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?