Mẫu Thông báo về cơ quan thuế quản lý trực tiếp hộ kinh doanh của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện mới nhất?
Mẫu Thông báo về cơ quan thuế quản lý trực tiếp hộ kinh doanh của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện theo Thông tư 02 ra sao?
Căn cứ Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Mẫu Thông báo về cơ quan thuế quản lý trực tiếp hộ kinh doanh của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện là Mẫu tại Phụ lục VI-2 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT.
Tải Mẫu Thông báo về cơ quan thuế quản lý trực tiếp hộ kinh doanh Tại đây.
Mẫu Thông báo về cơ quan thuế quản lý trực tiếp hộ kinh doanh của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện theo Thông tư 02 ra sao? (Hình từ Internet)
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định hiện nay gồm những cơ quan nào?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
Giải thích từ ngữ
...
5. “Cơ quan thuế quản lý trực tiếp” bao gồm:
a) Cơ quan thuế quản lý địa bàn trụ sở chính của người nộp thuế, trừ quy định tại điểm c khoản này;
b) Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính nhưng đơn vị phụ thuộc trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế trên địa bàn;
c) Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế được thành lập theo quy định tại Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ;
d) Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế cấp mã số thuế và được thay đổi theo cơ quan thuế thực hiện quyết toán thuế cho cá nhân theo quy định;
đ) Đối với cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán hoặc phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh tại Việt Nam, thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế quản lý đơn vị phát hành; trường hợp có nhiều cơ quan thuế quản lý nhiều đơn vị phát hành thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế nơi cá nhân nhận thừa kế, quà tặng cư trú.
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có thể được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế hoặc Thông báo cơ quan thuế quản lý hoặc Thông báo phân công cơ quan thuế quản lý khi cấp mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số thuế hoặc khi thay đổi thông tin đăng ký hoặc khi phân công lại cơ quan thuế quản lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hiện nay, các cơ quan thuế quản lý trực tiếp được xác định theo nội dung quy định nêu trên.
Trách nhiệm quản lý thuế của cơ quan thuế quản lý trực tiếp được quy định ra sao?
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 80/2021/TT-BTC có xác định trách nhiệm quản lý thuế của cơ quan thuế quản lý trực tiếp như sau:
Trách nhiệm quản lý thuế của cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ và cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước
1. Đối với cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý thuế đối với người nộp thuế của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành (trừ quy định tại khoản 3 Điều này), cụ thể:
a) Tiếp nhận hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế và thực hiện xử phạt vi phạm pháp luật về thuế liên quan đến nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.
b) Tính tiền chậm nộp, điều chỉnh tiền chậm nộp của người nộp thuế.
c) Hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế khai thuế, nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
d) Thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế.
đ) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế, khoanh nợ, xoá nợ tiền thuế, miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp.
e) Tiếp nhận và giải quyết văn bản đề nghị xử lý số tiền nộp thừa của người nộp thuế theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Thông tư này.
g) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế theo quy định tại Chương V Thông tư này.
h) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế theo quy định tại Chương VI Thông tư này.
i) Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế và xử phạt vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, kiểm tra (nếu có).
k) Trường hợp người nộp thuế thuộc phạm vi phân bổ nghĩa vụ thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện thêm các nhiệm vụ sau:
k.1) Xác định người nộp thuế thuộc phạm vi phân bổ nghĩa vụ thuế quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư này để hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế xác định số thuế phải nộp cho từng địa bàn nhận phân bổ và nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp kèm theo hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; thực hiện xử phạt vi phạm pháp luật về thuế liên quan đến nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.
k.2) Tính tiền chậm nộp, điều chỉnh tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp của người nộp thuế (bao gồm cả số thuế phải nộp tại địa bàn nhận phân bổ).
k.3) Hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước của địa bàn nhận phân bổ.
k.4) Chủ trì thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế đối với số thuế phải nộp của địa bàn nhận phân bổ; đồng thời, thông báo cho cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này biết, phối hợp.
k.5) Chủ trì tiếp nhận hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế, khoanh nợ, xoá nợ tiền thuế của địa bàn nhận phân bổ; đồng thời, thông báo cho cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này biết, phối hợp.
k.6) Chủ trì tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp của khoản thuế nợ tại địa bàn nhận phân bổ.
k.7) Chủ trì tiếp nhận văn bản đề nghị xử lý số tiền thuế nộp thừa tại địa bàn nhận phân bổ và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này để xử lý theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Thông tư này.
k.8) Chủ trì tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế phân bổ nộp thừa của người nộp thuế và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này để xử lý theo quy định tại Mục 2 Chương V Thông tư này.
k.9) Chủ trì tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế tại địa bàn nhận phân bổ và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này để xử lý theo quy định tại Chương VI Thông tư này.
k.10) Chủ trì và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế và xử phạt vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, kiểm tra (nếu có) bao gồm cả việc xác định số thuế phải nộp cho địa bàn nhận phân bổ.
k.11) Tổng hợp số liệu và báo cáo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân kết quả thu ngân sách nhà nước theo quy định đối với tất cả các khoản nộp vào ngân sách nhà nước, khoản hoàn trả cho người nộp thuế trên địa bàn, bao gồm cả khoản thu thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuế quản lý trực tiếp khác nhưng người nộp thuế đóng trụ sở chính trên địa bàn.
Như vậy, cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thực hiện các nội dung quản lý thuế nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?