Mẫu thông báo tạm dừng thi công mới nhất? Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu thi công xây dựng thế nào?
Mẫu thông báo tạm dừng thi công mới nhất?
Hiện nay, mẫu thông báo tạm dừng thi công là văn bản nhằm thông báo về việc tạm ngưng các hoạt động xây dựng tại một công trình hoặc dự án vì một lý do cụ thể nào đó, có thể là điều kiện thời tiết không thuận lợi, vướng mắc về thủ tục, hay các vấn đề kỹ thuật phát sinh.
Mẫu thông báo tạm dừng thi công thường bao gồm các nội dung như tên dự án, lý do tạm dừng, thời gian bắt đầu và dự kiến kết thúc việc tạm dừng, cũng như các biện pháp an toàn cần thực hiện trong thời gian này.
Dưới đây là mẫu thông báo tạm dừng thi công mới nhất:
>> Mẫu thông báo tạm dừng thi công: Tải về
*Lưu ý: Mẫu thông báo tạm dừng thi công chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu thông báo tạm dừng thi công mới nhất? Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu thi công xây dựng thế nào? (Hình ảnh Internet)
Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu thi công xây dựng thế nào?
Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu thi công xây dựng công trình bao gồm cụ thể như sau:
(1) Quyền của bên giao thầu thi công xây dựng:
- Tạm dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi bên nhận thầu vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;
- Kiểm tra chất lượng thực hiện công việc, cơ sở gia công chế tạo của bên nhận thầu nhưng không được làm cản trở hoạt động bình thường của bên nhận thầu;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Nghĩa vụ của bên giao thầu thi công xây dựng:
- Trường hợp bên giao thầu là chủ đầu tư thì phải xin giấy phép xây dựng theo quy định.
- Bàn giao toàn bộ hoặc từng phần mặt bằng xây dựng cho bên nhận thầu quản lý, sử dụng phù hợp với tiến độ và các thỏa thuận của hợp đồng.
- Cử và thông báo bằng văn bản cho bên nhận thầu về nhân lực chính tham gia quản lý thực hiện hợp đồng.
- Cung cấp kịp thời hồ sơ thiết kế và các tài liệu, phương tiện, máy và thiết bị có liên quan, vật tư theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.
- Thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng tiến độ thanh toán trong hợp đồng.
- Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình.
- Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ của bên nhận thầu.
- Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng đúng thời hạn theo quy định.
- Trường hợp thuê các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ tư vấn thì phải quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tư vấn trong việc quản lý thực hiện hợp đồng và thông báo cho bên nhận thầu biết.
- Xem xét và chấp thuận kịp thời bằng văn bản các đề xuất liên quan đến thiết kế, thi công của bên nhận thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tạm dừng thi công công trình xây dựng khi có sự cố công trình xây dựng?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 45 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về giải quyết sự cố công trình xây dựng như sau:
Giải quyết sự cố công trình xây dựng
...
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình xây dựng và thực hiện các công việc sau:
a) Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng thi công hoặc khai thác sử dụng đối với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố;
b) Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn;
c) Thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cố cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố;
d) Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật;
đ) Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng cấp II, cấp III trên địa bàn.
Theo đó, khi có sự cố công trình xây dựng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm quyền quyết định tạm dừng thi công công trình xây dựng.
Do đó, có thể thấy Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình xây dựng khi công trình gặp sự cố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?