Mẫu Quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường trong công tác bồi thường nhà nước mới nhất hiện nay như thế nào?
Mẫu Quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường trong công tác bồi thường nhà nước mới nhất hiện nay như thế nào?
Mẫu Quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường trong công tác bồi thường nhà nước là Mẫu 06/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường trong công tác bồi thường nhà nước:
Tải Mẫu Quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường trong công tác bồi thường nhà nước mới nhất hiện nay: tại đây.
Mẫu Quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường trong công tác bồi thường nhà nước mới nhất hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung theo dõi công tác bồi thường nhà nước gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2019/TT-BTP quy định như sau:
Nội dung theo dõi công tác bồi thường nhà nước
1. Theo dõi công tác bồi thường nhà nước là việc các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc nắm bắt thông tin đối với các vụ việc yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại.
2. Nội dung theo dõi công tác bồi thường nhà nước
a) Giải quyết yêu cầu bồi thường.
b) Tham gia tố tụng của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trong vụ án dân sự về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, vụ án hình sự hoặc vụ án hành chính có nội dung giải quyết yêu cầu bồi thường.
c) Cấp kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường của cơ quan tài chính có thẩm quyền và cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
d) Xác định và thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại.
đ) Xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
e) Quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
Như vậy theo quy định trên nội dung theo dõi công tác bồi thường nhà nước gồm có:
- Giải quyết yêu cầu bồi thường.
- Tham gia tố tụng của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trong vụ án dân sự về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, vụ án hình sự hoặc vụ án hành chính có nội dung giải quyết yêu cầu bồi thường.
- Cấp kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường của cơ quan tài chính có thẩm quyền và cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
- Xác định và thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại.
- Xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
- Quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
Thực hiện theo dõi công tác bồi thường nhà nước dựa vào căn cứ nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 08/2019/TT-BTP quy định như sau:
Thực hiện theo dõi công tác bồi thường nhà nước
1. Căn cứ thực hiện theo dõi công tác bồi thường nhà nước
a) Báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và việc xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.
b) Báo cáo việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước.
c) Bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết vụ án dân sự, hình sự, hành chính có nội dung giải quyết bồi thường.
d) Quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
đ) Đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ, giải đáp vướng mắc hoặc đề nghị hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường.
e) Kết quả hoạt động kiểm tra, thanh tra công tác bồi thường nhà nước.
g) Thông tin báo chí về công tác bồi thường nhà nước.
h) Khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về công tác bồi thường nhà nước.
i) Căn cứ khác có thông tin liên quan đến công tác bồi thường nhà nước.
2. Một số hình thức cụ thể thực hiện theo dõi công tác bồi thường nhà nước
a) Lập danh mục vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
b) Yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ.
Như vậy theo quy định trên căn cứ thực hiện theo dõi công tác bồi thường nhà nước gồm có:
- Báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và việc xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.
- Báo cáo việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước.
- Bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết vụ án dân sự, hình sự, hành chính có nội dung giải quyết bồi thường.
- Quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
- Đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ, giải đáp vướng mắc hoặc đề nghị hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường.
- Kết quả hoạt động kiểm tra, thanh tra công tác bồi thường nhà nước.
- Thông tin báo chí về công tác bồi thường nhà nước.
- Khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về công tác bồi thường nhà nước.
- Căn cứ khác có thông tin liên quan đến công tác bồi thường nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?