Mẫu phiếu sử dụng trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như thế nào?
Mẫu phiếu sử dụng trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như thế nào?
Hiện nay khi tiến hành quy trình bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân các cấp thì sẽ sử dụng đến mẫu phiếu được quy định tại mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 85/2014/QH13 như sau:
Tải mẫu phiếu sử dụng trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân các cấp mới nhất Tại đây.
Mẫu phiếu sử dụng trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như thế nào?
Những người nào sẽ được bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân?
Căn cứ vào Điều 1 Nghị quyết 85/2014/QH13 quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị quyết này quy định việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
3. Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân.
4. Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
5. Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với các chức vụ đó.
6. Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này có thời gian đảm nhiệm chức vụ liên tục chưa đủ 09 tháng, tính đến ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Theo như quy định trên thì những người giữ các chức vụ do Hội đồng nhân dân các cấp bầu ra hoặc phê chuẩn chính là đối tượng được bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân.
Việc bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân tiến hành trong các trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 11 Nghị quyết 85/2014/QH13 quy định như sau:
Các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị;
b) Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
c) Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội;
d) Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu trong các trường hợp sau đây:
a) Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;
b) Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp;
c) Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”.
Theo đó, Hồi đồng nhân dân sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm với những cá nhân giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu ra hoặc phê duyệt khi nhân dược đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp trong 03 trường hợp sau:
- Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp;
- Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Thế nào là làng nghề truyền thống? Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống như thế nào?
- Trình tự thực hiện phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Quyết định 319? Thời hạn giải quyết trong bao lâu?
- Đô thị loại II được hiểu như thế nào? 4 quy định về đô thị loại II hiện nay ra sao? Đề án phân loại đô thị gồm những nội dung gì?
- Ngày chiến thắng phát xít Đức là gì? Ngày chiến thắng phát xít Đức là ngày bao nhiêu? Có phải là lễ lớn?
- Cá nhân hành nghề môi giới bất động sản được hưởng tiền thù lao, hoa hồng từ những nguồn nào theo quy định pháp luật?