Mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức mới nhất? Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức?
- Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức gồm những nội dung gì?
- Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị?
- Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu?
Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức gồm những nội dung gì?
Căn cứ mẫu 02 ban hành kèm theo Nghị định 09/2020/NĐ-CP quy định về phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức được quy định như sau:
Như vậy, mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức được quy định như trên.
Tải mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức: Tại Đây
Mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức gồm những nội dung gì? Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức? (Hình từ internet)
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 09/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị như sau:
"Điều 18. Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
1. Đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:
a) Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Công chức làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Nhận xét, đánh giá công chức
Tổ chức cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác.
d) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan có thẩm quyền đánh giá tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá quy định tại điếm b, điểm c khoản này và tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức.
Cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với công chức.
đ) Cấp có thẩm quyền đánh giá công chức thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử."
Như vậy, trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị như trên.
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 09/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu như sau:
"Điều 18. Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
...
2. Đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu:
a) Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Nhận xét, đánh giá công chức
Tổ chức cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc toàn thể công chức của đơn vị cấu thành nơi công chức công tác trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành.
Trường hợp công chức là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác đối với cấp phó của người đứng đầu.
d) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
Đối với công chức là cấp phó của người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ ý kiến nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b, điểm c khoản này và tài liệu liên quan (nếu có) để quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức.
Đối với công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b khoản này quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức.
đ) Cấp có thẩm quyền đánh giá thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử."
Như vậy, trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu như trên.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hộ gia đình ở đô thị có phát sinh chất thải sinh hoạt số lượng lớn có chịu phí môn bài cao hơn?
- Cục Bảo trợ xã hội hiện nay thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay sau khi sáp nhập Bộ?
- Việc sáp nhập đơn vị hành chính có liên quan gì đến phát triển kinh tế - xã hội không? Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chiến dịch Hồ Chí Minh được diễn ra trong bao nhiêu ngày? Chủ đề tuyên truyền Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (1945-2025) là gì?
- Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước có những hoạt động biên soạn, phát hành tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền nào?