Mẫu hợp đồng thiết kế kiến trúc mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng thiết kế kiến trúc như thế nào?
Mẫu hợp đồng thiết kế kiến trúc mới nhất?
Trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế, việc có một mẫu hợp đồng thiết kế kiến trúc rõ ràng và chi tiết là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên.
Mẫu hợp đồng thiết kế kiến trúc không chỉ giúp xác định phạm vi công việc, thời gian thực hiện và chi phí, mà còn đảm bảo rằng tất cả các điều khoản và điều kiện đều được thỏa thuận một cách minh bạch.
Dưới đây là Mẫu hợp đồng thiết kế kiến trúc mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HỢP ĐỒNG TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC - Căn cứ vào Bộ luật Dân sự Nước Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. - Căn cứ giấy GCNĐKD Công ty .............................. - Căn cứ vào các văn bản pháp luật khác có liên quan. - Căn cứ vào khả năng và nhu cầu hai bên. Hôm nay, ngày...tháng...năm...., chúng tôi các bên gồm có: BÊN A (BÊN GIAO THI CÔNG): CHỦ ĐẦU TƯ - Đại diện: ............................................................................................... - Địa chỉ: ............................................................................................... - Điện thoại: ............................................... Fax: .................................... BÊN B (BÊN NHẬN THI CÔNG): CÔNG TY TNHH TƯ VẤN .................................. - Địa chỉ Trụ sở: ......................................................................................................... - VPĐD: ........................................................................................................ - Điện thoại: ................................................... Fax: .................................. - Số tài khoản: .......................................................................................... - Mã số thuế: ....................................................................................... - Người đại diện: .............................................. Chức vụ: .......................... Hai bên thống nhất ký kết Hợp đồng Tư Vấn và Thiết Kế Kiến Trúc cho công trình nhà ở với các điều khoản sau: 1. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG Bên B sẽ tiến hành thực hiện công việc tư vấn thiết kế cho bên A theo các công đoạn bao gồm: 1.1 Tư vấn và thiết kế cơ sở ban đầu: ( Giai đoạn 1:từ 1 đến 2 tuần ) - Thiết kế mặt bằng, phối cảnh mặt tiền, các mặt đứng, các mặt cắt, - Bố trí phòng, phân bố không gian, thông tầng, mái .. 1.2 Thiết kế kỹ thuật triển khai chi tiết: ( Giai đoạn 2: từ 2 tuần đến 3 tuần ) Điều chỉnh không quá 3 lần điều chỉnh với khối lượng điều chỉnh không quá 30% khối lượng trong suốt gia đoạn triển khai thiết kế: - Thiết kế phối cảnh mặt tiền, phối cảnh phòng khách, các phòng ngủ, bếp và các không gian sinh hoạt chung của gia đình. - Thiết kế triển khai kiến trúc chi tiết vách, cổng, cửa, tường, trần, đèn, lát gạch, thiết bị vệ sinh, cầu thang, ban công, trang trí, bệ đỡ, lam lấy sáng. - Thiết kế kết cấu chi tiết móng, cột, sàn, seno, cầu thang, đà giằng, đà kiềng, đà sàn, ban công. - Thiết kế hệ thống cấp điện, hệ thống chiếu sáng; - Thiết kế hệ thống cấp, thoát nước; - Thiết kế hệ thông thông tin, liên lạc: Điện thoại, Cáp Trường Hình, ADSL internet. - Cung cấp bản dự toán: mang tính tương đối. Trường hợp chào thầu thì Cty tính theo đơn giá thực tế công ty 1.3.Giám sát quyền tác giả: ( Trong suốt giai đoạn thi công ) Thực hiện từ 05 - 10 lần tại công trường, thời lượng mỗi lần tư vấn không quá 120 phút Xem thêm... >> Mẫu hợp đồng thiết kế kiến trúc: Tải về |
*Lưu ý: Mẫu hợp đồng thiết kế kiến trúc chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu hợp đồng thiết kế kiến trúc mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng thiết kế kiến trúc như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng thiết kế kiến trúc như thế nào cho chuẩn thể thức?
Hợp đồng thiết kế kiến trúc không phải là một dạng văn bản hành chính. Do đó hợp đồng thiết kế kiến trúc không cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn, văn phong của một văn bản hành chính quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Tuy nhiên, hợp đồng thiết kế kiến trúc vẫn là một dạng hợp đồng có giá trị lớn do đó cũng cần đảm bảo văn phong chuyên nghiệp và đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
- Quốc hiệu tiêu ngữ, tên Hợp đồng thiết kế kiến trúc
- Căn cứ ký kết hợp đồng
- Các bên thêm gia hợp đồng (cần phải điền đầy đủ, chính xác họ tên, số CCCD/CMND, địa chỉ cụ thể đối với cá nhân; đối với tổ chức cần phải thêm người đại diện, fax,…)
Đồng thời các bên tham gia hợp đồng có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức. Trong trường hợp cá nhân thì cá nhân đó là người ký, tổ chức thì người đại diện phải đại diện ký hợp đồng hoặc có thể ủy quyền cho người khác ký (phải có văn bản ủy quyền)
- Đối tượng của hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng thiết kế kiến trúc là công trình kiến trúc cần được thiết kế và tư vấn
- Nội dung thỏa thuận
Nội dung hợp đồng cần bao gồm: các giai đoạn yêu cầu thực hiện công việc, chất lượng và yêu cầu kỹ thuật theo quy định; thời gian và tiến độ yêu cầu thực hiện hợp đồng thiết kế, giá cả thực hiện hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường,…
- Giá và phương thức thanh toán
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Thời hạn hợp đồng
- Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
- Chấm dứt, đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Giải quyết tranh chấp
Quy định thể thức văn bản là gì?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP giải thích thể thức văn bản như sau:
- Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
- Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
+ Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
+ Số, ký hiệu của văn bản.
+ Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
+ Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
+ Nội dung văn bản.
+ Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
+ Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
+ Nơi nhận.
- Ngoài các thành phần trên, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác như:
+ Phụ lục.
+ Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
+ Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
+ Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?