Mẫu Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại mới nhất hiện nay là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại gồm những gì?
Mẫu Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại là Mẫu số 02/TP-HGTM ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BTP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại:
Tải Mẫu Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại: Tại đây.
Mẫu Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại mới nhất hiện nay là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại gồm những tài liệu gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục thành lập Trung tâm hòa giải thương mại
1. Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này muốn thành lập Trung tâm hòa giải thương mại gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Danh sách sáng lập viên;
c) Giấy tờ chứng minh sáng lập viên đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
d) Dự thảo Quy tắc hòa giải của Trung tâm.
Nội dung của Quy tắc hòa giải của Trung tâm không được trái quy định của pháp luật.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại gồm có:
- Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo Mẫu số 02/TP-HGTM ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BTP.
- Danh sách sáng lập viên.
- Giấy tờ chứng minh sáng lập viên đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
- Dự thảo Quy tắc hòa giải của Trung tâm.
Trung tâm hòa giải thương mại chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Chấm dứt hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại, hoạt động hòa giải thương mại của Trung tâm trọng tài
1. Trung tâm hòa giải thương mại chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt hoạt động;
b) Bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định này.
2. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thì chậm nhất 30 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại thanh toán xong các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác, thanh lý các hợp đồng, hoàn tất các vụ việc đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn tất các thủ tục nêu tại Khoản 2 Điều này, Trung tâm hòa giải thương mại báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đăng ký hoạt động. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trung tâm hòa giải thương mại, Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của Bộ Tư pháp có hiệu lực, Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm.
4. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày quyết định của Bộ Tư pháp về việc thu hồi Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại có hiệu lực, Trung tâm thanh toán xong các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác, thanh lý các hợp đồng, hoàn tất các vụ việc đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Trung tâm trọng tài chấm dứt việc thực hiện hoạt động hòa giải thương mại trong các trường hợp sau đây:
a) Trung tâm trọng tài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật trọng tài thương mại;
b) Trung tâm trọng tài chấm dứt việc thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo Điều lệ của Trung tâm;
c) Trung tâm trọng tài không tiến hành bất kỳ hoạt động hòa giải thương mại nào trong vòng 05 năm, kể từ ngày quyết định bổ sung hoạt động hòa giải thương mại của Bộ Tư pháp có hiệu lực;
d) Trung tâm trọng tài có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà tái phạm.
6. Việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài theo quy định tại Điểm a và b Khoản 5 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật trọng tài thương mại. Việc thanh toán các nghĩa vụ của Trung tâm được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
7. Trường hợp Trung tâm trọng tài chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm c và d Khoản 5 Điều này, Bộ Tư pháp có văn bản thu hồi quyết định bổ sung hoạt động hòa giải thương mại của Trung tâm trọng tài. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày văn bản thu hồi quyết định bổ sung hoạt động hòa giải thương mại có hiệu lực, Trung tâm trọng tài thực hiện việc thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động. Trình tự, thủ tục thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động thực hiện theo pháp luật về trọng tài thương mại. Việc thanh toán các nghĩa vụ của Trung tâm được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
Như vậy theo quy định trên Trung tâm hòa giải thương mại chấm dứt hoạt động trong những trường hợp sau:
- Tự chấm dứt hoạt động.
- Bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, cụ thể:
+ Trung tâm hòa giải thương mại có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà tái phạm.
+ Trung tâm hòa giải thương mại không tiến hành bất kỳ hoạt động hòa giải thương mại nào trong vòng 05 năm liên tục kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập.
+ Trung tâm hòa giải thương mại không đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập có hiệu lực, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?