Mẫu giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mới nhất? Cách tính tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như thế nào?
- Mẫu giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mới nhất?
- Cách tính tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như thế nào?
- Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong những trường hợp nào?
- Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao lâu?
Mẫu giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mới nhất?
Mẫu giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là Mẫu số 02/BB ban hành kèm Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh mẫu giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:
Tải Mẫu giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mới nhất: Tại đây.
Mẫu giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mới nhất? Cách tính tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như thế nào? (Hình từ Internet)
Cách tính tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Tính tiền chậm nộp tiền phạt
a) Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
b) Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
...
Như vậy theo quy định trên tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
- Tiền chậm nộp tiền phạt bằng 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
- Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong những trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
c) Đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định này hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Cá nhân vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã chết, mất tích; tổ chức vi phạm hành chính đã bị giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 41 Nghị định này.
Căn cứ xác định cá nhân chết, mất tích; tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định này;
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định (nếu có). Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
Như vậy theo quy định trên không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong các trường hợp sau:
- Trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
- Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
- Đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Cá nhân vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã chết, mất tích; tổ chức vi phạm hành chính đã bị giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 41 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (căn cứ xác định cá nhân chết, mất tích; tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
- Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 40 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
- Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Quá thời hiệu thi hành nêu trên mà cơ quan thuế chưa thực hiện giao, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định tại Điều 39 Nghị định này thì không thi hành quyết định xử phạt. Trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
- Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
- Trường hợp cơ quan thuế đã giao, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định tại Điều 39 Nghị định 125/2020/NĐ-CP nhưng cá nhân, tổ chức bị xử phạt chưa nộp hoặc chưa nộp đủ tiền phạt, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp thì cơ quan thuế phải theo dõi các khoản tiền chưa nộp trên hệ thống quản lý thuế và áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định để thu đủ số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?