Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ số nhà hiện tại mới nhất? Tải mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ số nhà hiện tại ở đâu?
Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ số nhà hiện tại mới nhất? Tải mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ số nhà hiện tại ở đâu?
Hiện nay, trong quá trình hoàn tất các thủ tục pháp lý, hành chính hoặc đăng ký hộ khẩu, nhiều người dân cần phải xin xác nhận địa chỉ số nhà hiện tại từ cơ quan có thẩm quyền.
Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ số nhà hiện tại cần thiết để người dân yêu cầu xác nhận chính thức về địa chỉ của mình, thường bao gồm các thông tin cá nhân, địa chỉ cụ thể, và lý do xin xác nhận. Đơn xin xác nhận địa chỉ số nhà hiện tại giúp cơ quan chức năng kiểm tra và cấp chứng nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch, đăng ký, và thủ tục liên quan đến bất động sản hoặc cư trú.
Dưới đây là mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ số nhà hiện tại:
>> Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ số nhà hiện tại: Tải về
Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ số nhà hiện tại mới nhất? Tải mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ số nhà hiện tại ở đâu? (Hình ảnh Internet)
Yêu cầu của đánh số và gắn biển số nhà ra sao? Cấu tạo các loại biển số nhà từ ngày 15/10/2024 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 08/2024/TT-BXD quy định về yêu cầu của đánh số và gắn biển số nhà như sau:
- Đảm bảo việc xác định địa chỉ nhà và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thực hiện yêu cầu tiếp nhận thông tin, liên lạc, giao dịch dân sự, giao dịch thương mại và các giao dịch khác.
- Góp phần chỉnh trang đô thị, nông thôn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính, dân cư, công tác phòng cháy, chữa cháy, an ninh, trật tự, theo quy định của pháp luật.
- Việc đánh số và gắn biển số nhà được thống nhất với địa chỉ nhà trong hồ sơ xin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Đánh số và gắn biển số nhà đảm bảo việc quản lý thông tin, dữ liệu về địa chỉ của tổ chức, cá nhân; đảm bảo về việc tích hợp, kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, cơ sở dữ liệu khác có liên quan khi có yêu cầu.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 20 Thông tư 08/2024/TT-BXD quy định về cấu tạo các loại biển số nhà như sau:
(1) Màu sắc và chất liệu của biển số nhà đảm bảo các yêu cầu sau:
- Chất liệu đảm bảo bền, chắc, sử dụng lâu dài;
- Màu sắc dễ nhận biết, dễ quan sát;
- Đảm bảo tính đồng bộ, thẩm mỹ chung.
(2) Kích thước (chiều rộng x chiều cao) tối thiểu của từng loại biển được quy định như sau:
- Biển số nhà mặt đường, phố, biển số nhà trong ngõ, nhà trong ngách: 200 mm x 150 mm;
- Biển số căn hộ (hoặc phòng): 150 mm x 100 mm;
- Biển tên nhóm nhà: 200 mm x 300 mm;
- Biển tên ngôi nhà: 850 mm x 650 mm;
- Biển số tầng, biển số cầu thang: 300 mm x 300 mm.
Từ ngày 15/10/2024, cách đánh số nhà mặt đường, phố như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 08/2024/TT-BXD quy định về đánh số nhà mặt đường, phố như sau:
(1) Đánh số nhà mặt đường, phố được sử dụng dãy số tự nhiên (1, 2, 3..., n) với thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo chiều quy định tại (2). Nhà bên trái lấy số lẻ (1, 3, 5, 7...), nhà bên phải lấy số chẵn (2, 4, 6, 8...).
Trường hợp một nhà có cửa mở ra hai đường, phố khác nhau thì nhà đó được đánh số theo đường, phố có mặt cắt ngang lớn hơn; nếu các đường, phố có mặt cắt ngang tương đương thì đánh số nhà theo đường, phố có cửa chính vào nhà hoặc đánh số theo đường, phố đã được đánh số liên tục.
(2) Chiều đánh số nhà mặt đường, phố thực hiện theo quy định sau đây:
- Chiều đánh số nhà được thực hiện theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc;
- Trường hợp đường, phố đặc thù không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 08/2024/TT-BXD thì chiều đánh số nhà do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định (ví dụ: đường, phố dạng hướng tâm thì chiều đánh số nhà được thực hiện từ trung tâm thành phố, tỉnh, quận, huyện, thị xã, thị trấn hướng ra phía ngoài trung tâm);
- Các đường, phố đã được đánh số nhà trước khi Thông tư 08/2024/TT-BXD có hiệu lực thì giữ nguyên chiều đánh số nhà.
(3) Đối với đường, phố chưa có nhà xây liên tục (còn đất trống), Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ quy hoạch chi tiết xây dựng trên tuyến đường, phố được cấp có thẩm quyền phê duyệt để đánh số nhà và đảm bảo có số nhà dự phòng đối với nhà, công trình cho tuyến đường, phố đó; trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng về tuyến đường, phố thì Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tổ chức thực hiện đánh số và gắn biển số nhà để đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực.
(4) Trường hợp phát sinh nhà chưa được đánh số nằm giữa hai nhà đã được đánh số liên tục trên đường, phố thì các nhà mới phát sinh được lựa chọn đánh số theo một trong 02 cách sau:
- Đánh số bằng tên ghép của số nhà nhỏ hơn và chữ cái in hoa tiếng Việt (A, B, C,...), bắt đầu từ chữ A (ví dụ: số nhà phát sinh giữa hai nhà số 20 và số 22 thì đánh số 20A, 20B, 20C, ...);
- Đánh số bằng tên ghép của số nhà nhỏ hơn và dấu gạch ngang và số tự nhiên, bắt đầu từ số 1 (ví dụ: số nhà phát sinh giữa hai nhà số 20 và số 22 thì đánh số 20-1, 20-2, 20-3,..., 20-24, 20-25,....,22).
(5) Đối với đoạn đường, phố mới xây dựng kéo dài phía cuối của đường, phố thì thực hiện đánh số nhà tiếp theo số nhà cuối cùng đã đánh của đường, phố đó theo quy định của Thông tư 08/2024/TT-BXD.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?