Mẫu đơn xin trở lại công tác khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản mới nhất 2024? Hướng dẫn viết mẫu đơn xin trở lại công tác thế nào?
Mẫu đơn xin trở lại công tác khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản mới nhất 2024? Hướng dẫn viết mẫu đơn xin trở lại công tác thế nào?
Khi người lao động muốn quay trở lại làm việc sớm hơn dự kiến trong thời gian nghỉ thai sản, mẫu đơn xin trở lại công tác khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản là văn bản cần thiết để hoàn thành thủ tục. Nhiều người đang tìm kiếm Mẫu đơn xin trở lại công tác khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản mới nhất để đảm bảo quy trình diễn ra đúng quy định.
Việc sử dụng Mẫu đơn xin trở lại công tác khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản giúp người lao động nhanh chóng tái hòa nhập vào công việc.
Dưới đây là mẫu đơn xin trở lại công tác khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc *** ĐƠN XIN TRỞ LẠI CÔNG TÁC Kính gửi: ................................................................................................. Tôi tên là: ................................................................................................ Sinh ngày: ............./............./.............. Nơi sinh: ..................................... Cấp bậc: ................................................................................................ Chức vụ: ................................................................................................ Nghề nghiệp: ............................................................................................ Đơn vị làm việc: ...................................................................................... Hộ khẩu thường trú: ................................................................................. Được sự đồng ý của ……………………………… tôi được nghỉ thai sản từ: ngày……. tháng…….. năm…….. đến ngày…….. tháng……năm…… Xem thêm... >> Mẫu đơn xin trở lại công tác khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản: Tải về |
*Lưu ý: Mẫu đơn xin trở lại công tác khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu đơn xin trở lại công tác khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản cần được chuẩn bị một cách chính xác, đầy đủ lý do và được phê duyệt bởi đơn vị quản lý. Bằng cách sử dụng mẫu đơn xin trở lại công tác khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản, người lao động có thể giải quyết mọi thủ tục cần thiết để quay lại làm việc một cách hợp pháp.
Việc sử dụng Mẫu đơn xin trở lại công tác giúp người lao động nhanh chóng hoàn thành thủ tục và quay lại công việc một cách thuận lợi.
Mẫu đơn xin trở lại công tác khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu đơn xin trở lại công tác như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Cách tính tiền thai sản khi sinh con năm 2024?
(1) Tiền nghỉ những ngày khám thai:
Căn cứ tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động nghỉ khám thai được thanh toán tiền khám thai với mức hưởng như sau:
Tiền khám thai/lần = Số ngày nghỉ x (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai : 24)
(2) Tiền trợ cấp một lần khi sinh con:
Căn cứ tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức trợ cấp một lần khi sinh con như sau:
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì hiện nay, mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng.
Từ quy định trên thì mức trợ cấp một lần khi sinh con = 2.340.000 đồng x 02 = 4.680.000 đồng.
(3) Tiền thai sản trong thời gian sinh con:
- Đối với lao động nữ sinh con:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng và mức hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con như sau:
- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Ví dụ : về trường hợp hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
Chị C sinh con vào ngày 16/3/2016, có quá trình đóng BHXH như sau:
- Từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;
- Từ tháng 02/2016 đến tháng 3/2016 (2 tháng) đóng BHXH với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc = ((5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2))/6 = 5.500.000 (đồng/tháng)
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị C là 5.500.000 đồng/tháng.
Tức là số tiền hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con của chị C = 5.500.000 đồng/tháng x 6 tháng = 33.000.000 đồng.
Đối với lao động nữ sau khi sinh con mà con chết:
Căn cứ tại khoản 3 Điều 34 và khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng và mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà con chết như sau:
-Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
- Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá trước và sau khi sinh con là 06 tháng;
Thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Đối với lao động nam đóng BHXH có vợ sinh con:
- Trường hợp nghỉ chế độ thai sản trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con:
- Thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
+ 05 ngày làm việc;
+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
- Mức hưởng chế độ thai sản trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con đối với lao động nam theo điểm a và điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
+ Mức hưởng một ngày đối với trường hợp hưởng chế độ thai sản với lao động nam có vợ sinh con trong vòng 30 ngày kể từ ngày sinh tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
Theo đó, công thức tính tiền thai sản như sau:
Tiền hưởng thai sản = Mbq6t / 24 ngày công x 100% x số ngày được nghỉ.
Trong đó:
Mbq6t : Bình quân mức lương đóng BHXH 6 tháng trước khi vợ sinh của NLĐ nam; Trường hợp chưa đủ 6 tháng thì Mbq6t = bình quân lương các tháng đã đóng BHXH.
Đối với trường hợp hưởng chế độ thai sản của vợ:
Căn cứ tại khoản 4, 5, 6, 7 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các trường hợp lao động nam hưởng chế độ thai sản của vợ như sau:
Trường hợp 1: Chỉ có mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
Trường hợp 2: Cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
Trường hợp 3: Chỉ có mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
Trường hợp 4: Cả cha và mẹ đều tham gia BHXH nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
Trường hợp 5: Chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
*Lưu ý: Đối với trường hợp người cha đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
(4) Tiền dưỡng sức sau sinh:
Căn cứ tại khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản dưỡng sức sau sinh một ngày bằng 30% mức lương cơ sở với công thức như sau:
Tiền dưỡng sức sau sinh = Số ngày nghỉ dưỡng sức x 30% x 2.340.000 đồng
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản 2024 trước khi sinh tối đa không quá bao nhiêu tháng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì thời gian nghỉ thai sản 2024 khi sinh con cụ thể như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Như vậy, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?