Mẫu đơn xin nghỉ hưu trước thời hạn năm 2023 được quy định như thế nào? Điều kiện nghỉ hưu trước thời hạn đối với người lao động bao gồm những điều kiện gì?
Mẫu đơn xin nghỉ hưu trước thời hạn năm 2023 được quy định như thế nào?
Tham khảo mẫu đơn xin nghỉ hưu trước thời hạn theo mẫu dưới đây:
Tải mẫu đơn xin nghỉ hưu trước thời hạn tại đây.
Mẫu đơn xin nghỉ hưu trước thời hạn năm 2023 được quy định như thế nào? Điều kiện nghỉ hưu trước thời hạn đối với người lao động bao gồm những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện nghỉ hưu trước thời hạn đối với người lao động bao gồm những điều kiện gì?
Điều kiện nghỉ hưu trước thời hạn đối với người lao động được quy định tại Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP như sau:
Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 được quy định cụ thể như sau:
- Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
+ Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
+ Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
+ Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.
Không đủ điều kiện nhận lương hưu khi chưa đủ năm đóng BHXH thì khoản BHXH đã đóng sẽ được xử lý như thế nào?
Trường hợp người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn chưa đủ năm đóng BHXH thì người lao động có thể tham khảo theo 1 trong 2 cách dưới đây:
Cách 1:
Người lao động có thể tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:
Phương thức đóng
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 15 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu
...
4. Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được lựa chọn đóng một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu. Người lao động được hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã đóng đủ bảo hiểm xã hội cho số tháng còn thiếu.
Theo đó, trường hợp người lao động đã nghỉ việc và muốn hưởng lương hưu thì có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đóng tiếp tục đủ 20 năm hoặc có thể lựa chọn đóng một lần cho số tháng còn thiếu đối với trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để có thể nhận lương hưu tại thời điểm đóng đủ 20 năm.
Cách 2:
Người lao động có thể rút bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
...
Như vậy, người lao động cũng có thể rút bảo hiểm xã hội một lần nếu không muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng lương hưu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?