Mẫu đơn khiếu nại trong hoạt động trợ giúp pháp lý mới nhất từ 15/02/2024? Quy trình giải quyết khiếu nại ra sao?
Mẫu đơn khiếu nại trong hoạt động trợ giúp pháp lý mới nhất từ 15/02/2024?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại đối với hành vi sau đây của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
- Từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý;
- Không thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật;
- Thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật.
Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 10/2023/TT-BTP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2018/TT-BTP hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
Theo đó, mẫu đơn khiếu nại trong hoạt động trợ giúp pháp lý sẽ được thống nhất sử dụng theo mẫu số 03- TP-TGPL ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BTP thay thế Mẫu số 03-TP-TGPL ban hành kèm theo Thông tư 10/2023/TT-BTP.
Tải về Mẫu Đơn khiếu nại mới nhất
Mẫu đơn khiếu nại trong hoạt động trợ giúp pháp lý mới nhất từ 15/02/2024?
Quy trình giải quyết khiếu nại ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì quy trình giải quyết khiếu nại như sau:
Bước 1: Người được trợ giúp pháp lý khiếu nại khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định.
Bước 2: Người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lên Giám đốc Sở Tư pháp.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp có hiệu lực thi hành. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.
Đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì người được trợ giúp pháp lý là những đối tượng sau:
(1) Người có công với cách mạng.
(2) Người thuộc hộ nghèo.
(3) Trẻ em.
(4) Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
(5) Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
(6) Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
(7) Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
- Người nhiễm chất độc da cam;
- Người cao tuổi;
- Người khuyết tật;
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
- Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
- Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người 2011;
- Người nhiễm HIV.
Điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định trên là người thuộc hộ cận nghèo hoặc là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm những đối tượng nào?
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm những đối tượng được quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 như sau:
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
- Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm những đối tượng được quy định tại Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 như sau:
Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:
- Trợ giúp viên pháp lý;
- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
- Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
- Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Sở Tư pháp công bố danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Thông tư 10/2023/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?