Mẫu điều lệ tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân mới nhất hiện nay là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bệnh viện tư nhân ra sao?
Mẫu điều lệ tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu điều lệ tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân mới nhất hiện nay là Mẫu 03 Phụ lục XI Kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP
Hiện nay, để được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì ngoài việc đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành, bệnh viện tư nhân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động. Điều lệ tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân là tài liệu bắt buộc có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động.
Mẫu điều lệ tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân mới nhất hiện nay là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bệnh viện tư nhân ra sao? (Hình internet)
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là gì? Bệnh viện tư nhân có phải là một hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 đã khái niệm Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Đồng thời,theo quy định tại Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật và phải theo một trong các hình thức tổ chức sau đây:
- Bệnh viện bao gồm bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa.
- Bệnh xá thuộc lực lượng Công an nhân dân.
- Phòng khám đa khoa.
- Phòng khám chuyên khoa
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình (hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình): Thực hiện thí điểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Nhà hộ sinh.
- Cơ sở dịch vụ y tế
…
Các cơ sở này phải đáp ứng điều kiện tương ứng với từng hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, theo quy định trên, bệnh viện tư nhân cũng là một hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện tư nhân gồm giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện tư nhân gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Tải về Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này; ngoài đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần thêm các tài liệu bao gồm:
- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề);
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Tải về Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
- Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện tư nhân thực hiện theo Mẫu 03 Tải về Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này và phương án hoạt động ban đầu đối với bệnh viện;
- Bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện, nhà hộ sinh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở;
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh: Bản sao hợp lệ hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với bệnh viện. Trong trường hợp có cung cấp dịch vụ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài cần có bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh với công ty dịch vụ hàng không.
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện tư nhân gồm các giấy tờ nêu trên.
Lưu ý: tại khoản 6 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc tại địa điểm không được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
Ngoài ra, sẽ bị xử phạt bổ sung Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Lưu ý: mức phạt tiền nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 2 lần cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?