Mẫu Công văn chuẩn nhất 2024 theo Nghị định 30? Cần lưu ý những gì đối với phần thể thức của công văn?
Mẫu Công văn chuẩn nhất 2024 theo Nghị định 30 ra sao?
Căn cứ Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư.
Mẫu Công văn chuẩn nhất hiện nay là Mẫu số 1.5 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
>> Tải Mẫu Công văn theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP Tại đây.
Mẫu Công văn chuẩn nhất 2024 theo Nghị định 30? Cần lưu ý những gì đối với phần thể thức của công văn?
Cần lưu ý những gì đối với phần thể thức của công văn?
Căn cứ nội dung tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, khi soạn thảo công văn, cần lưu ý một số nội dung đối với thể thức như sau:
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
- Số, ký hiệu của văn bản
- Địa danh và thời gian ban hành văn bản
- Trích yếu nội dung văn bản
- Nội dung văn bản
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức
- Nơi nhận
- Các thành phần thể thức khác: Phụ lục; Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành; Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành; Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax...
>> Xem chi tiết hướng dẫn thực hiện các nội dung này tại Phụ lục I Tại đây.
Quy định về soạn thảo, duyệt văn bản hành chính ra sao?
Việc soạn thảo văn bản hành chính được quy định tại Điều 10 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:
Soạn thảo văn bản
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục đích, nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giao cho đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản.
2. Đơn vị hoặc cá nhân được giao chủ trì soạn thảo văn bản thực hiện các công việc: Xác định tên loại, nội dung và độ mật, mức độ khẩn của văn bản cần soạn thảo; thu thập, xử lý thông tin có liên quan; soạn thảo văn bản đúng hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày.
Đối với văn bản điện tử, cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản ngoài việc thực hiện các nội dung nêu trên phải chuyển bản thảo văn bản, tài liệu kèm theo (nếu có) vào Hệ thống và cập nhật các thông tin cần thiết.
3. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung bản thảo văn bản, người có thẩm quyền cho ý kiến vào bản thảo văn bản hoặc trên Hệ thống, chuyển lại bản thảo văn bản đến lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản để chuyển cho cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản.
4. Cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị và trước pháp luật về bản thảo văn bản trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao.
Theo đó, việc duyệt bản thảo văn bản được xác định theo Điều 11 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:
Duyệt bản thảo văn bản
1. Bản thảo văn bản phải do người có thẩm quyền ký văn bản duyệt.
2. Trường hợp bản thảo văn bản đã được phê duyệt nhưng cần sửa chữa, bổ sung thì phải trình người có thẩm quyền ký xem xét, quyết định.
Như vậy, theo các nội dung nêu trên thì người được giao chủ trì soạn thảo văn bản thực hiện các công việc:
- Xác định tên loại, nội dung và độ mật, mức độ khẩn của văn bản cần soạn thảo;
- Thu thập, xử lý thông tin có liên quan;
- Soạn thảo văn bản đúng hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày.
- Đối với văn bản điện tử phải chuyển bản thảo văn bản, tài liệu kèm theo (nếu có) vào Hệ thống và cập nhật các thông tin cần thiết.
Người có thẩm quyền ký văn bản sẽ duyệt bản thảo văn bản.
Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung bản thảo văn bản, người có thẩm quyền cho ý kiến vào bản thảo văn bản hoặc trên Hệ thống, chuyển lại bản thảo văn bản đến lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản để chuyển cho cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS đầu tiên diễn ra khi nào? 04 Nguyên tắc phòng chống HIV/AIDS?
- Người nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập khi nào? Giấy chứng nhận đăng ký thuế cấp cho cá nhân có thông tin nào?
- Thể lệ cuộc thi Chữ đẹp Việt toàn quốc lần 2 năm 2024 chủ đề Ước mơ của em? Thể lệ cuộc thi viết chữ đẹp cấp Tiểu học?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm Giám đốc công ty cổ phần mới nhất? Giám đốc công ty cổ phần do ai bổ nhiệm?
- Cách viết việc thực hiện cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu hằng năm trong bản kiểm điểm của Đảng viên cuối năm 2024?