Mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng mới nhất? Tải mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng ở đâu?
Mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng mới nhất? Tải mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng ở đâu?
Trong quá trình hoàn tất các dự án hoặc giao dịch kinh doanh, việc lập mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng là bước quan trọng để xác nhận việc hoàn thành công việc và thanh lý hợp đồng.
Mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng giúp đảm bảo rằng các điều khoản trong hợp đồng đã được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn và đạt yêu cầu. Ngoài ra, mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng còn là cơ sở để giải quyết các vấn đề phát sinh nếu có.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------ BIÊN BẢN NGHIỆM THU, THANH LÝ HỢP ĐỒNG - Căn cứ Hợp đồng số:......./HĐKT-.... ngày..... tháng...... năm 20..... Hôm nay, ngày........ tháng......... năm..... tại Công ty…,chúng tôi gồm: Bên A: Đại diện: ................................. Chức vụ:.................................... Địa chỉ:.................................................................................................... Điện thoại:................................................................................................ Giấy phép kinh doanh số: ....................................................................... Mã số thuế: ......................................................................................... Tài khoản: ........................................................................................ Tại ngân hàng: .................................................................................... Bên B: CÔNG TY CỔ PHẦN/TNHH ................................... Đại diện: .............................. Chức vụ:..................................... Địa chỉ:......................................................................................... Xem thêm... >> Mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng: Tải về |
*Lưu ý: Mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng phải được lập rõ ràng, chi tiết và đảm bảo tính pháp lý. Một Mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng chuẩn sẽ giúp bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên.
Khi viết Mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng, cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo tính chính xác, minh bạch và hợp pháp:
(1) Tiêu đề rõ ràng:
Ghi rõ tiêu đề là Biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng để dễ dàng nhận diện nội dung văn bản.
(2) Thông tin đầy đủ của các bên:
Ghi rõ tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) của các bên liên quan trong hợp đồng: Bên A (bên thuê) và Bên B (bên cho thuê hoặc nhà cung cấp).
Thông tin của đại diện pháp lý của mỗi bên, bao gồm chức vụ và thông tin liên hệ.
(3) Số hợp đồng và ngày ký:
Ghi rõ số hợp đồng và ngày ký hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận để dễ dàng tra cứu và xác nhận.
(4) Nội dung nghiệm thu:
Mô tả chi tiết về các công việc, dịch vụ hoặc hàng hóa đã hoàn thành theo hợp đồng. Nêu rõ tình trạng thực hiện, các tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng và thời hạn thực hiện đã cam kết.
Xác nhận rằng cả hai bên đồng ý với việc nghiệm thu, không còn khiếu nại về chất lượng hoặc dịch vụ đã cung cấp.
(5) Điều khoản thanh lý hợp đồng:
Xác định việc thanh lý hợp đồng đã được thực hiện theo đúng điều khoản ban đầu, đảm bảo cả hai bên không còn nghĩa vụ pháp lý nào đối với nhau sau khi thanh lý.
(6) Tình hình thanh toán:
Ghi rõ tình trạng thanh toán: đã thanh toán đầy đủ hay còn nợ. Nếu còn nợ, cần nêu rõ phương án thanh toán tiếp theo (thời gian, cách thức).
(7) Chữ ký của các bên:
Chữ ký và đóng dấu (nếu có) của đại diện hợp pháp từ cả hai bên là bắt buộc để xác nhận biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng.
(8) Ngày lập biên bản:
Ghi rõ ngày, tháng, năm lập biên bản để xác định thời điểm chính thức nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
(9) Phụ lục (nếu có):
Nếu có bất kỳ tài liệu, giấy tờ nào liên quan như bảng kê hàng hóa, báo cáo nghiệm thu, chúng nên được đính kèm làm phụ lục để làm bằng chứng.
Mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng mới nhất? Tải mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng ở đâu? (Hình ảnh Internet)
Căn lề mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng sao cho đúng thể thức văn bản hành chính?
Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định căn lề trong thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính như sau:
- Văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy A4 (210 mm x 297 mm) theo chiều dài của khổ A4.
- Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản hành chính có thể được trình bày theo chiều rộng.
Ngoài ra, theo Nghị định 30 thì việc căn chỉnh, căn lề văn bản hành chính được thực hiện theo quy định sau đây (cách căn chỉnh văn bản chuẩn):
+ Căn lề trên: Cách mép trên từ 20 – 25mm (2cm – 2.5cm).
+ Căn lề dưới: Cách mép dưới từ 20 – 25mm (2cm – 2.5cm).
+ Căn lề trái: Cách mép trái từ 30 – 35 mm (3cm – 3.5cm).
+ Căn lề phải: Cách mép phải từ 15 – 20 mm (1.5cm – 2cm).
- Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm.
Ngoài việc đảm bảo quy định căn lề thì phần nội dung cần phải đảm bảo giãn dòng chuẩn trong văn bản hành chính như sau:
Nội dung văn bản hành chính được canh đều cả hai lề, khoảng cách giữa các đoạn văn tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu là dòng đơn, tối đa là 1,5 lines.
Quy định về điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 406 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng như sau:
Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng
1. Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.
2. Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.
Trình tự, thể thức công khai điều kiện giao dịch chung thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên. Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng có thể hiểu là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng và nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?