Mẫu báo cáo tình hình hoạt động và phương hướng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá mới nhất 2024?
- Mẫu báo cáo tình hình hoạt động và phương hướng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá mới nhất 2024?
- Nguyên tắc chung trong đào tạo, bồi dưỡng, cập nhận kiến thức cho học viên thẩm định giá như thế nào?
- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thẩm định giá là những đối tượng nào?
- Hình thức tổ chức, nội dung, tài liệu cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá như thế nào?
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động và phương hướng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá mới nhất 2024?
Căn cứ Phụ lục IV kèm theo Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định mẫu Phiếu đánh giá chất lượng lớp học như sau:
>> Mẫu báo cáo tình hình hoạt động và phương hướng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức: Tải về
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động và phương hướng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá mới nhất 2024? (Hình ảnh Internet)
Nguyên tắc chung trong đào tạo, bồi dưỡng, cập nhận kiến thức cho học viên thẩm định giá như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức như sau:
- Chương trình, nội dung, thời gian đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phải phù hợp với các đối tượng tham dự lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo quy định tại Thông tư 39/2024/TT-BTC.
- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phải đảm bảo thường xuyên cập nhật, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.
- Việc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức được tổ chức dưới hình thức tập trung. Trong trường hợp phát sinh tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh hoặc các trường hợp cần thiết khác, Bộ Tài chính thông báo việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức được thực hiện theo hình thức trực tuyến.
- Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phải thực hiện theo quy định tại Thông tư 39/2024/TT-BTC.
Như vậy, trên đây là những nguyên tắc chung trong đào tạo, bồi dưỡng, cập nhận kiến thức cho học viên thẩm định giá.
Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thẩm định giá là những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định đối tượng đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản, thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm:
Đối tượng đào tạo
1. Người có nhu cầu dự thi để được cấp thẻ thẩm định viên về giá.
2. Các đối tượng khác có nhu cầu tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá.
Như vậy, có 02 đối tượng đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản, thẩm định giá doanh nghiệp đó là người có nhu cầu dự thi để cấp thẻ thẩm định viên về giá và các đối tượng khác.
Căn cứ Điều 13 Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định đối tượng bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước bao gồm:
Đối tượng bồi dưỡng
1. Người làm công tác thẩm định giá nhà nước.
2. Các đối tượng khác trong các cơ quan nhà nước và người có nhu cầu bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước.
Như vậy, có 02 đối tượng bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước đó là người làm công tác thẩm định giá nhà nước, các đối tượng khác trong các cơ quan nhà nước và người có nhu cầu.
Căn cứ Điều 18 Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định đối tượng cập nhật kiến thức thẩm định giá như sau:
Đối tượng cập nhật kiến thức
1. Thẩm định viên về giá, trừ trường hợp thẻ thẩm định viên về giá được cấp dưới 01 năm tính đến thời điểm đăng ký hành nghề.
2. Các đối tượng khác có nhu cầu.
Như vậy, có 02 đối tượng cập nhật kiến thức thẩm định giá đó là thẩm định viên về giá và các đối tượng khác có nhu cầu.
Hình thức tổ chức, nội dung, tài liệu cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định về hình thức tổ chức, nội dung, tài liệu cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá như sau:
Hình thức tổ chức, nội dung, tài liệu và thời lượng cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá
1. Lớp cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá được tổ chức tập trung một kỳ liên tục và phải đảm bảo đủ thời gian, nội dung và tài liệu theo các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và định hướng nội dung cập nhật theo thông báo hằng năm của Bộ Tài chính. Mỗi lớp cập nhật kiến thức không quá 150 học viên.
2. Nội dung cập nhật kiến thức
a) Các quy định của pháp luật về giá, thẩm định giá và pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thẩm định giá của Việt Nam và quốc tế;
b) Kỹ năng, kinh nghiệm thẩm định giá, các tình huống thẩm định giá và đạo đức nghề nghiệp;
c) Các kiến thức và thông tin khác liên quan đến thẩm định giá.
3. Tài liệu cập nhật kiến thức do đơn vị tổ chức lớp cập nhật kiến thức thực hiện biên soạn và phải chứa đựng các nội dung cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều này. Đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức có trách nhiệm thường xuyên cập nhật những nội dung, quy định mới của nhà nước liên quan đến lĩnh vực giá, thẩm định giá trong quá trình giảng dạy.
Như vậy, từ ngày 01/7/2024 hình thức tổ chức, nội dung, tài liệu cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá bao gồm:
- Hình thức tổ chức: tập trung 01 kỳ liên tục.
- Nội dung:
+ Các quy định của pháp luật về giá, thẩm định giá và pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thẩm định giá của Việt Nam và quốc tế;
+ Kỹ năng, kinh nghiệm thẩm định giá, các tình huống thẩm định giá và đạo đức nghề nghiệp;
+ Các kiến thức và thông tin khác liên quan đến thẩm định giá.
- Tài liệu: đơn vị tổ chức lớp cập nhật kiến thức thực hiện biên soạn và chứa đựng các nội dung cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 39/2024/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?