Mẫu Báo cáo đánh giá tác động của chính sách theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP ra sao? Tải về mẫu theo Nghị định 59 ở đâu?
Mẫu Báo cáo đánh giá tác động của chính sách theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP ra sao?
Căn cứ Phụ lục III kèm theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định mẫu Báo cáo đánh giá tác động của chính sách.
Theo đó, Mẫu số 01: Báo cáo đánh giá tác động của chính sách có nội dung sau:
>>> Mẫu số 01: Báo cáo đánh giá tác động của chính sách tại đây: Tải về
Mẫu Báo cáo đánh giá tác động của chính sách theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP ra sao? Tải về mẫu theo Nghị định 59 ở đâu? (Hình từ Internet)
Đánh giá tác động của chính sách gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 34/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 59/2024/NĐ-CP quy định nội dung sau:
Đánh giá tác động của chính sách
Đánh giá tác động của chính sách theo các nội dung sau:
1. Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật; tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Tác động về kinh tế - xã hội được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí, lợi ích, tác động tích cực, tiêu cực về một hoặc một số nội dung liên quan đến sản xuất, kinh doanh; việc làm, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường; quốc phòng, an ninh; các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế - xã hội.
3. Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích về cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.
4. Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích về sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách.
Như vậy nội dung đánh giá tác động của chính sách như sau:
- Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật; tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Tác động về kinh tế - xã hội được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí, lợi ích, tác động tích cực, tiêu cực về một hoặc một số nội dung liên quan đến sản xuất, kinh doanh; việc làm, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường; quốc phòng, an ninh; các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế - xã hội.
- Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích về cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.
- Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích về sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách.
Có phải nộp báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 53 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh
1. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh; mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua; thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh;
b) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
c) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
d) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác; bản chụp ý kiến góp ý;
đ) Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo luật, pháp lệnh.
...
Như vậy, khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải bao gồm cả tài liệu về báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Ngoài ra, trong hồ sơ phải bao gồm các tài liệu khác sau đây:
- Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó phải nêu rõ:
+ Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh;
+ Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh;
+ Mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn;
+ Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua;
+ Thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh.
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác; bản chụp ý kiến góp ý.
- Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo luật, pháp lệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?