Mẫu bảng test mù màu mới nhất năm 2024? Hướng dẫn cách kiểm tra có bị mù màu hay không như thế nào?
Hướng dẫn cách kiểm tra có bị mù màu hay không như thế nào?
Mù màu hay còn được gọi là bệnh rối loạn sắc giác là tình trạng mắt không có khả năng phân biệt được màu sắc của sự vật.
Mù màu là một bệnh di truyền do đột biến có liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính (ở nữ giới là XX và ở nam là XY). Người mắc bệnh mù màu do đột biến hoặc thiếu một gene trên nhiễm sắc thể X, gây ra sự rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt cần để phân biệt màu sắc.
Người bị mù màu khả năng nhận biết màu sắc của họ bị giảm. Nguy cơ mắc bệnh mù màu ở nam giới cao hơn nữ giới. Có rất nhiều yếu tố gây nên mù màu:
- Do bẩm sinh: Người bệnh mất khả năng nhìn thấy màu xanh hoặc vàng.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có khả năng làm ảnh hưởng như thuốc tim mạch, huyết áp, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh...
- Do biến chứng khi mắc một số bệnh mạn tính : tiểu đường, tim mạch, alzheimr…
- Do tuổi tác, tình trạng lão hóa: thị lực và khả năng phân biệt màu sắc cũng giảm dần khi độ tuổi tăng gây ra tình trạng mù màu ở người cao tuổi.
Cách để test mù màu phổ biến nhất là:
- Kiểm tra mù màu Ishihara : Bài kiểm tra mù màu này dành cho những người không thể phân biệt sắc tố đỏ và xanh lá cây. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhìn vào một loạt các vòng tròn với những chấm có màu sắc và kích cỡ khác nhau. Một số dấu chấm tạo thành hình dạng hoặc số có từ một đến hai chữ số. Nếu thuộc nhóm mù màu đỏ – xanh lá cây, bạn sẽ khó có thể nhận ra những hình dạng đó, thậm chí là không nhìn thấy chúng
- Test mù màu HRR: Bài kiểm tra này giống với Ishihara nhưng giúp sàng lọc vấn đề thị lực ở màu xanh – vàng.
- Bài test mù màu Cambridge: Tương tự như bảng kiểm tra mù màu Ishihara, ngoại trừ việc nó diễn ra trên máy tính.
- Kiểm tra mù màu bằng kính kiểm tra loạn sắc: Bác sĩ sử dụng xét nghiệm này để kiểm tra mù màu và xác định xem liệu có sự cố xảy ra khi bạn nhìn thấy màu đỏ và xanh lá cây hay không.
- Bộ dụng cụ test mù màu Farnsworth–Munsell 100: Bộ dụng cụ này sử dụng các khối hoặc chốt có các sắc thái khác nhau của cùng một màu. Nhiệm vụ của bạn là sắp xếp bảng test mù màu này theo một thứ tự nhất định. Thử nghiệm này kiểm tra xem bạn có thể nhận được những thay đổi sắc thái của màu sắc hay không.
Mẫu bảng test mù màu mới nhất năm 2024? Hướng dẫn cách kiểm tra có bị mù màu hay không như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu bảng test mù màu mới nhất năm 2024?
Dưới đây là một số mẫu bảng test mù màu thông dụng:
(1) Kiểm tra mù màu Ishihara
(2) Test mù màu Cambridge
(3) Test mù màu Farnsworth-Munsell
Bảng test mù màu Farnsworth-Munsell gồm rất nhiều màu sắc và cả các sắc thái khác nhau của cùng một màu sắc. Yêu cầu cho người kiểm tra là phải sắp xếp được các màu sắc trong bảng test theo một quy luật nhất định. Kết quả sắp xếp các màu sắc không chỉ giúp nhận biết được một người có bị mù màu hay không màu còn đánh giá được người kiểm tra có khả năng nhận biết được các thay đổi nhỏ trong màu sắc hay không.
Mù màu có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định như sau:
Tiêu chuẩn sức khỏe
1. Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
a) Tiêu chuẩn chung
Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này;
Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định số 57/2022/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
b) Tiêu chuẩn riêng: Một số tiêu chuẩn sức khỏe riêng trong tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Theo đó, tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ quân sự là đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP có nêu rõ phương pháp cho điểm sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự như sau:
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám được cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
- Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
- Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
- Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
- Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
- Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
- Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
Phương pháp phân loại sức khỏe
Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
- Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Đồng thời, căn cứ tại tiểu mục 1 Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định về tiêu chí phân loại bệnh mù mắt trong khám nghĩa vụ quân sự như sau:
Mù màu | Điểm |
Mù màu trục xanh lá - đỏ mức độ nhẹ | 3 |
Mù màu trục xanh lá - đỏ mức độ nặng | 4-5 |
Mù màu hoàn toàn hoặc mù màu khác | 6 |
Theo đó, công dân bị mù màu trục xanh lá - đỏ mức độ nhẹ thuộc loại 3 vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng các tiêu chuẩn theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?