Mặt bằng giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá biến động bất thường có phải xem xét, bình ổn giá không?
- Mặt bằng giá thị trường là gì?
- Mặt bằng giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá biến động bất thường có phải xem xét, bình ổn giá không?
- Việc thực hiện bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá biến động bất thường ra sao?
- Việc xây dựng, thông báo danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá như thế nào?
Mặt bằng giá thị trường là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Giá 2023 quy định mặt giá thị trường như sau:
Mặt bằng giá thị trường là bình quân các mức giá phổ biến của hàng hóa, dịch vụ hoặc nhóm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong một khoảng thời gian, không gian nhất định, được phản ánh thông qua chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất (nếu có).
Mặt bằng giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá biến động bất thường có phải xem xét, bình ổn giá không?
Mặt bằng giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá biến động bất thường có phải xem xét, bình ổn giá không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Nguyên tắc và các trường hợp bình ổn giá
1. Nguyên tắc bình ổn giá được quy định như sau:
a) Công khai, minh bạch; hài hòa lợi ích giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với người tiêu dùng;
b) Phù hợp với điều ước mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội, mục tiêu kiểm soát lạm phát;
d) Xác định rõ thời hạn và phạm vi thực hiện trên phạm vi cả nước hoặc tại địa phương.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bình ổn giá trong các trường hợp sau đây:
a) Mặt bằng giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá biến động bất thường gây tác động lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân;
b) Khi cơ quan có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh và mặt bằng giá thị trường hàng hóa, dịch vụ có biến động bất thường.
Theo như quy định trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét bình ổn giá khi mặt bằng giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá biến động bất thường gây tác động lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân.
Việc thực hiện bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá biến động bất thường ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giá 2023 quy định việc thực hiện bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá biến động bất thường như sau:
Bước 1: Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đánh giá mức độ biến động mặt bằng giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ, mức độ ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân;
Có văn bản gửi Bộ Tài chính tổng hợp để trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương bình ổn giá;
Bước 2: Trên cơ sở chủ trương bình ổn giá của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm chủ trì triển khai, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện một hoặc một số phương thức:
- Kiểm tra yếu tố hình thành giá hoặc yêu cầu doanh nghiệp báo cáo một số yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng hóa tồn kho;
- Đánh giá cung cầu hàng hóa, dịch vụ để xác định nguyên nhân, làm cơ sở cho việc lựa chọn áp dụng biện pháp, thời hạn và phạm vi bình ổn giá phù hợp.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai và báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì triển khai;
Bước 3: Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp bình ổn giá và thời hạn, phạm vi áp dụng bình ổn giá; tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện biện pháp bình ổn giá và báo cáo Chính phủ kết quả bình ổn giá, đồng thời gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào báo cáo tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai biện pháp bình ổn giá và báo cáo kết quả gửi Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì triển khai;
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm chấp hành biện pháp bình ổn giá được công bố và thực hiện kê khai lần đầu, kê khai lại giá theo quy định tại Điều 28 Luật Giá 2023 với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc xây dựng, thông báo danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Kê khai giá
...
5. Việc xây dựng, thông báo danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá được quy định như sau:
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền tiếp nhận kê khai rà soát, ban hành danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá tại Bộ, cơ quan ngang Bộ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát, ban hành danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá tại địa phương và không thuộc danh sách kê khai giá của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành.
Theo đó, việc xây dựng, thông báo danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá theo quy định trên.
Luật Giá 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?