Mạng xã hội là gì? Tài khoản mạng xã hội được quy định như thế nào? Khi nào cần phải xác thực tài khoản khi sử dụng mạng xã hội?
Mạng xã hội là gì? Tài khoản mạng xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Mạng xã hội được hiểu là hệ thống thông tin được thiết lập trên nền tảng trang thông tin điện tử hay ứng dụng trên mạng, cung cấp các dịch vụ, công cụ cho phép người sử dụng dịch vụ cung cấp, trao đổi, tương tác, chia sẻ thông tin với nhau
Bên cạnh đó, tài khoản mạng xã hội là tài khoản cá nhân của một cá nhân hoặc tổ chức được đăng ký trên một mạng xã hội để truy cập và sử dụng các dịch vụ, tính năng của mạng xã hội.
Ngoài ra, hoạt động livestream là hoạt động cho phép các tài khoản trên các mạng xã hội phục vụ giao dịch điện tử truyền tải trực tuyến các nội dung, các dữ liệu dưới dạng âm thanh, hình ảnh theo thời gian thực.
Mạng xã hội là gì? Tài khoản mạng xã hội được quy định như thế nào? Khi nào cần phải xác thực tài khoản khi sử dụng mạng xã hội? (Hình từ internet)
Khi nào cần phải xác thực tài khoản khi sử dụng mạng xã hội?
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 23 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về cung cấp thông tin như sau:
Cung cấp thông tin xuyên biên giới
...
3. Chỉ những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin xuyên biên giới vào Việt Nam có sử dụng dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam hoặc có tổng số lượt truy cập từ Việt Nam (total visits) thường xuyên trong 01 tháng (số liệu thống kê trung bình trong thời gian 06 tháng liên tục) từ 100.000 (một trăm nghìn) lượt trở lên có trách nhiệm như sau:
e) Thực hiện xác thực tài khoản của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng số điện thoại di động tại Việt Nam. Chỉ trong trường hợp người sử dụng xác nhận không có số điện thoại di động tại Việt Nam, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội thực hiện xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.
Trường hợp người sử dụng dịch vụ mạng xã hội sử dụng tính năng livestream với mục đích thương mại, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội thực hiện xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.
Bảo đảm chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội;
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 82 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
...
10. Trong vòng 90 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin xuyên biên giới vào Việt Nam và tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước thực hiện xác thực những tài khoản đang hoạt động của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 23 và điểm b khoản 3 Điều 27 Nghị định này.
Như vậy, thời hạn trong vòng 90 ngày kể từ ngày Nghị định 147/2024/NĐ-CP có hiệu lực thì tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin xuyên biên giới vào Việt Nam và tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước thực hiện xác thực tài khoản của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng số điện thoại di động tại Việt Nam.
Chỉ trong trường hợp người sử dụng xác nhận không có số điện thoại di động tại Việt Nam, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội thực hiện xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân.
Ngoài ra, trường hợp người sử dụng dịch vụ mạng xã hội sử dụng tính năng livestream với mục đích thương mại thì phải xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân. Và chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
Thông tin trên mạng có bị giám sát không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 79 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về giám sát thông tin trên mạng như sau:
Giám sát thông tin trên mạng
1. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an triển khai hệ thống kỹ thuật phục vụ giám sát, thu thập thông tin trên mạng trong phạm vi cả nước.
2. Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có trách nhiệm sau đây:
a) Triển khai các biện pháp giám sát, thu thập, phát hiện thông tin vi phạm pháp luật trên mạng trên hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng của doanh nghiệp theo hướng dẫn, yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an (đối với các vi phạm về bản quyền, sở hữu trí tuệ thì thực hiện theo Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định có liên quan);
b) Cung cấp thông tin, dữ liệu liên quan đến thuê bao viễn thông, Internet có dấu hiệu vi phạm pháp luật trên mạng đảm bảo có thể tra cứu, định danh chính xác tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) hoặc của Bộ Công an (Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao).
Như vậy, thông tin trên mạng được giám sát theo quy định và do Bộ Thông tin và Truyền thông kết hợp với Bộ Công an triển khai hệ thống kỹ thuật phục vụ công tác giám sát, thu thập thông tin trên mạng trong phạm vi cả nước.
Nghị định 147/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/12/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 2025 người điều khiển xe ô tô vận chuyển thực phẩm tươi sống không mang đủ giấy tờ bị xử phạt bao nhiêu?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất theo Nghị định 158? Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh ra sao?
- Biên bản bàn giao mặt bằng cho thuê là gì? Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng cho thuê mới nhất hiện nay?
- Giao xe ô tô quá hạn đăng kiểm cho người khác chạy, chủ xe bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Năm 2025 chúc gì? Lời chúc Tết phổ biến nhất là gì? Năm Ất Tỵ chúc gì? Lịch nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 chính thức ra sao?