Mã tiểu mục nộp thuế TNCN là bao nhiêu? Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định?
Mã tiểu mục nộp thuế TNCN là bao nhiêu?
Theo điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 324/2016/TT-BTC thì tiểu mục (hay còn gọi là mã nội dung kinh tế - NDKT) là phân loại chi tiết của Mục, dùng để phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước chi tiết theo các đối tượng quản lý trong từng Mục.
Căn cứ tại Phụ lục 3 Danh mục, tiểu mục ban hành kèm theo Thông tư 324/2016/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 93/2019/TT-BTC quy định tiểu mục nộp thuế TNCN 2024 như sau:
Mã số Mục | Mã số tiểu mục | Tên gọi | |
Mục | 1000 | Thuế thu nhập cá nhân | |
Tiểu mục | 1001 | Thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công | |
1003 | Thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân | ||
1004 | Thuế thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân | ||
1005 | Thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn (không gồm chuyển nhượng chứng khoán) | ||
1006 | Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản | ||
1007 | Thuế thu nhập từ trúng thưởng | ||
1008 | Thuế thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại | ||
1012 | Thuế thu nhập từ thừa kế, quà biếu, quà tặng khác trừ bất động sản | ||
1014 | Thuế thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản | ||
1015 | Thuế thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán | ||
1049 | Thuế thu nhập cá nhân khác |
Ngoài ra, các khoản thuế Thu nhập cá nhân do cơ quan chi trả thu nhập thực hiện hoặc do cá nhân thực hiện:
- Nếu do Cục Thuế quản lý thì hạch toán chương 557 “Hộ gia đình, cá nhân”;
- Nếu do Chi cục Thuế quản lý thì hạch toán chương 757 “Hộ gia đình, cá nhân” (không hạch toán mã chương 857 “Hộ gia đình, cá nhân”)”.
Xem chi tiết toàn bộ mã chương tại đây: Tải
Mã tiểu mục nộp thuế TNCN là bao nhiêu? Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định?
Ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau:
Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, người nộp thuế bao gồm:
- Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
- Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.
Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 định nghĩa thì thuế TNCN là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc đối với cá nhân khi có thu nhập tính thuế theo quy định của pháp luật thuế TNCN.
Căn cứ tại Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012), điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế TNCN và Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Đồng thời căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:
Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Theo đó, khi cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng sau khi đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo, các khoản miễn thuế.
Một số trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng và có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Lưu ý: Cá nhân có thu nhập tính thuế theo quy định đối với mỗi khoản thu nhập sẽ có quy định riêng.
Ngoài ra, thuế TNCN không chỉ áp dụng đối với cá nhân mà còn áp dụng đối với hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?