Lương cán bộ, công chức ngành Tòa án, kiểm sát theo vị trí việc làm tăng 12 bậc khi thực hiện cải cách tiền lương đúng không?
- Lương cán bộ, công chức ngành Tòa án, kiểm sát theo vị trí việc làm tăng 12 bậc khi thực hiện cải cách tiền lương đúng không?
- Cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức ngành Tòa án có gì thay đổi sau thực hiện cải cách tiền lương 2024?
- Cán bộ, công chức ngành Tòa án sẽ bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Lương cán bộ, công chức ngành Tòa án, kiểm sát theo vị trí việc làm tăng 12 bậc khi thực hiện cải cách tiền lương đúng không?
Ngày 01/10 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Nghị quyết nêu rõ, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Điểm đáng chú ý của chính sách tiền lương mới là quy định mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.
Ngoài ra, chính sách tiền lương mới cũng mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12.
Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay.
Mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện nay công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.
Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Vì vậy, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng như hiện nay.
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng thống nhất lương công chức, viên chức thực hiện cải cách tiền lương 2024 được thiết kế dựa trên các yếu tố:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Như vậy, theo thông tin mới nhất từ Cổng thông tin Chính phủ thì mức lương cao nhất của cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức ngành tòa án, kiểm sát nói riêng tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12 khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024.
Lương cán bộ, công chức ngành Tòa án, kiểm sát theo vị trí việc làm tăng 12 bậc khi thực hiện cải cách tiền lương đúng không? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức ngành Tòa án có gì thay đổi sau thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 sẽ có hai thay đổi lớn sau về cơ cấu tiền lương:
(1) Lương cơ sở và hệ số lương hiện nay chính thức bị bãi bỏ trên cơ sở xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
(2) Thiết kế cơ cấu tiền lươn mới gồm:
- Lương cơ bản;
- Phụ cấp;
- Ngoài ra còn bổ sung thêm khoản tiền thưởng.
Trong đó:
Lương cơ bản: chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương
Các khoản phụ cấp: chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương.
Tiền thưởng: quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
Như vậy, cán bộ, công chức ngành Tòa án sẽ thực nhận lương theo công thức tạm tính sau:
Lương thực nhận = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Thưởng (nếu có) |
Cán bộ, công chức ngành Tòa án sẽ bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 vừa được Quốc hội thông qua vào sáng 10/11. Theo đó, Nghị quyết quyết nghị, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.
Hiện nay, căn cứ theo Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC và Hướng dẫn 260/TCCB năm 2010 thì những cán bộ, công chức sau trong hệ thống Tòa án nhân dân được hưởng phụ cấp thâm niên nghề:
- Cán bộ, công chức Tòa án nhân dân các cấp hiện đang được xếp lương theo ngạch Thẩm phán:
Chánh án và Phó chánh án Tòa án nhân dân các cấp; Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp;
- Thư ký Tòa án
- Thẩm tra viên ngành Tòa án (Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính và Thẩm tra viên);
- Cán bộ, công chức Tòa án nhân dân các cấp thuộc đối tượng trên đã nghỉ hưu, nghỉ thôi việc, chuyển công tác…sau ngày 31/12/2008.
Mức phụ cấp thâm niên nghề của cán bộ, công chức ngành Tòa án được tính như sau:
Cán bộ, công chức có thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thống nhất bãi bỏ các khoản phụ cấp sau:
+ Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức);
+ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);
+ Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội;
+ Phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Như vậy, khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương 2024 thì cán bộ, công chức ngành Tòa án hiện tại được hưởng phụ cấp thâm niên nghề tại Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC và Hướng dẫn 260/TCCB năm 2010 sẽ bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhật ký giám sát công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia lớp 3? Nội dung đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 ra sao?
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?