Luật Nghĩa vụ quân sự mới nhất 2023 là Luật nào? Những văn bản nào còn hiệu lực hướng dẫn Luật Nghĩa vụ quân sự?
Luật nghĩa vụ quân sự mới nhất hiện nay là Luật nào?
Ngày 19/06/2015, Quốc Hội chính thức thông qua Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và Luật này có hiệu lực thi hành kể từ 01/01/2016.
Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ thông tin, văn bản hoặc dự thảo nào về việc ban hành Luật nghĩa vụ quân sự mới để thay thế cho Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.
Do đó, trong năm 2023, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 vẫn sẽ có hiệu lực và tiếp tục được áp dụng cho đến khi có văn bản thay thế.
Luật nghĩa vụ quân sự mới nhất hiện nay là Luật nào? Những văn bản nào còn hiệu lực hướng dẫn Luật nghĩa vụ quân sự? (Hình từ Internet)
Những văn bản nào còn hiệu lực hướng dẫn Luật Nghĩa vụ quân sự?
Hiện nay, những Nghị định, Thông tư còn hiệu lực được sử dụng để hướng dẫn thi hành Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, bao gồm:
- Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về việc áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng.
- Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.
- Thông tư 279/2017/TT-BQP về quy định việc thực hiện xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.
- Thông tư 220/2016/TT-BQP quy định hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật khi thực hiện nghĩa vụ quân sự được ưu tiên sử dụng vào vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.
- Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng ban hành.
- Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng ban hành.
- Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BGDĐT-BQP hướng dẫn thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự và đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Quốc phòng ban hành.
- Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
- Nghị định 14/2016/NĐ-CP quy định ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến và việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai.
- Nghị định 13/2016/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
- Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm; bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức; chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.
Xử lý vi phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Căn cứ tại Điều 59 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về xử lý vi phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
- Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu mà vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Ngân sách bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được lấy từ đâu?
Căn cứ tại Điều 53 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định ngân sách bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được lấy từ:
- Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của bộ, cơ quan trung ương.
- Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của cơ quan, tổ chức, đơn vị của địa phương.
- Kinh phí cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của doanh nghiệp, tổ chức khác do doanh nghiệp, tổ chức đó tự bảo đảm.
- Luật nghĩa vụ quân sự 2015
- Thông tư 07/2016/TT-BQP
- Nghị định 13/2016/NĐ-CP
- Nghị định 14/2016/NĐ-CP
- Nghị định 27/2016/NĐ-CP
- Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BGDĐT-BQP
- Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP
- Thông tư 220/2016/TT-BQP
- Thông tư 279/2017/TT-BQP
- Thông tư 148/2018/TT-BQP
- Thông tư 16/2020/TT-BQP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?