Luật Đất đai 2024: Sử dụng đất do lấn chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng trước 1/7/2014 giải quyết ra sao?
Luật Đất đai 2024: Sử dụng đất do lấn chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng trước 1/7/2014 giải quyết ra sao?
Tại Điều 139 Luật Đất đai 2024 quy định giải quyết đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 như sau:
- Trường hợp sử dụng đất do lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn đất, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm.
- Trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Luật Đất đai 2024: Sử dụng đất do lấn chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng trước 1/7/2014 giải quyết ra sao? (Hình từ Internet)
2 phương án có hiệu lực của Luật Đất đai 2023 theo dự thảo mới nhất ra sao?
Tại Thông báo 245/TBVPCP năm 2024, ngày 25/5/2024, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình chuẩn bị, hoàn thiện các thủ tục, điều kiện trình Quốc hội các văn bản có hiệu lực thi hành sớm đối với các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản.
Ngày 26/5/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 53/CĐ-TTg năm 2024 về việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố dự thảo Luật sửa đổi Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Tải
Theo đó, dự kiến dự thảo Luật sửa đổi Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có 02 phương án đối với Luật Đất đai 2024 như sau::
- Phương án 1: Dự thảo Luật này sẽ có 05 điều, trong đó:
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai 2024 như sau:
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 252 Luật Đất đai 2024.
Các Điều 253; Điều 254 (trừ khoản 4 và khoản 5); Điều 255 (trừ khoản 8); Điều 256 (trừ khoản 2 và khoản 4); Điều 257 (trừ khoản 1); Điều 258; Điều 259; Điều 260 (trừ các khoản 12, 14 và 15) của Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025
- Phương án 2: Dự thảo Luật này sẽ có 06 điều, trong đó:
+ Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai 2024 như sau:
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
+ Xử lý quy định chuyển tiếp
Cho phép các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các điều khoản chuyển tiếp quy định trong Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Đất đai 2024 được lựa chọn hiệu lực thực hiện từ 01 tháng 01 năm 2025 hoặc từ 01 tháng 8 năm 2024.
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai mới nhất ra sao?
Căn cứ Điều 20 Luật Đất đai 2024, nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.
- Xác định địa giới đơn vị hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
- Đo đạc, chỉnh lý, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên ngành về quản lý, sử dụng đất.
- Điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai.
- Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Điều tra, xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất.
- Quản lý tài chính về đất đai.
- Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trưng dụng đất.
- Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất.
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp, đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
- Cung cấp, quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?