Luật Cạnh tranh mới nhất năm 2023 là Luật nào? Những Thông tư, Nghị định nào hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2023?
Luật Cạnh tranh mới nhất năm 2023 là Luật nào?
Ngày 12/06/2018, Quốc Hội chính thức thông qua Luật Cạnh tranh 2018 và Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019.
Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ thông tin, văn bản hoặc dự thảo nào về việc ban hành Luật Cạnh tranh mới để thay thế cho Luật Cạnh tranh 2018.
Do đó, trong năm 2023, Luật Cạnh tranh 2018 vẫn sẽ có hiệu lực và tiếp tục được áp dụng cho đến khi có văn bản thay thế.
Luật Cạnh tranh mới nhất năm 2023 là Luật nào? Những Thông tư, Nghị định nào hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2023? (Hình từ Internet)
Những Thông tư, Nghị định nào hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2018?
Hiện nay, những Nghị định, Thông tư được sử dụng để hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh 2018, bao gồm:
- Thông tư 58/2020/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xử lý vụ việc cạnh tranh do Bộ Tài chính ban hành.
- Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh.
- Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.
Văn bản hợp nhất Luật Cạnh tranh mới nhất hiện nay?
Những văn bản hợp nhất Luật Cạnh tranh bao gồm:
- Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật Thi hành án dân sự do Văn phòng Quốc hội ban hành.
- Văn bản hợp nhất 37/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Phí và lệ phí do Văn phòng Quốc hội ban hành.
- Văn bản hợp nhất 32/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Thi hành án dân sự do Văn phòng Quốc hội ban hành.
- Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Viễn thông do Văn phòng Quốc hội ban hành.
- Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Phí và lệ phí do Văn phòng Chính phủ ban hành.
- Văn bản hợp nhất 13/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Thi hành án dân sự do Văn phòng Quốc hội ban hành.
Phạm vi áp dụng của Luật Cạnh tranh?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau:
Áp dụng pháp luật về cạnh tranh
1. Luật này điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật này.
2. Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.
Như vậy theo quy định trên Luật Cạnh tranh điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh
Những hành vi nào bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh
1. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:
a) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
b) Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
c) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
Như vậy theo quy định trên hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh bao gồm:
- Nhà nước ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp.
- Nhà nước ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường.
- Nhà nước lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
- Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
- Luật Cạnh tranh 2018
- Văn bản hợp nhất 13/VBHN-VPQH năm 2018
- Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH năm 2018
- Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH năm 2018
- Văn bản hợp nhất 32/VBHN-VPQH năm 2020
- Văn bản hợp nhất 37/VBHN-VPQH năm 2020
- Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2022
- Nghị định 75/2019/NĐ-CP
- Nghị định 35/2020/NĐ-CP
- Thông tư 58/2020/TT-BTC
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?