Luật Căn cước 2023 ảnh hưởng gì đến người đang dùng CMND? Người dân có phải đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước không?
Luật Căn cước 2023 ảnh hưởng gì đến người đang dùng CMND?
Sáng ngày 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước mới với 431 đại biểu biểu quyết tán thành, tương đương với tỷ lệ 87.25%.
Về vấn đề có Luật Căn cước 2023 có ảnh hưởng gì đến người đang dùng CMND có thể tham khảo qua nội dung Dự thảo Luật Căn cước (Dự thảo báo cáo Hội nghị ĐBQH chuyên trách).
Vấn đề thứ nhất: Không còn dùng CMND từ 01/01/2025
Tham khảo tại khoản 2 Điều 46 Dự thảo Luật Căn cước quy định Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.
Điều này đồng nghĩa, Chứng minh nhân dân sẽ chính thức bị khai tử từ ngày 01/01/2025.
Vấn đề thứ hai: CMND hết hạn vẫn được sử dụng đến hết 30/6/2024
Tham khảo tại khoản 3 Điều 46 Luật Căn cước quy định Thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024
Như vậy, quy định này cho phép CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến hết ngày 30/6/2024.
Luật Căn cước 2023 ảnh hưởng gì đến người đang dùng CMND? Người dân có phải đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước không? (Hình từ internet)
Người dân có phải đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước không?
Tham khảo tại Điều 46 của Dự thảo Luật Căn cước có nội dung như sau:
Quy định chuyển tiếp
1. Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ, được cấp đổi sang thẻ căn cước khi công dân có yêu cầu.
2. Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.
Thẻ căn cước công dân quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị như thẻ căn cước được quy định tại Luật này.
3. Cơ quan quản lý nhà nước không được quy định thủ tục riêng về thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.
Như vậy, theo như nội dung tại Dự thảo thì đối với trường hợp người dân đã được cấp Thẻ CCCD trước ngày mà Luật Căn cước mới có hiệu lực thi hành (01/7/2024) thì vẫn sử dụng đến hết thời hạn ghi trong thẻ. Trường hợp mà người dân có yêu cầu được cấp đổi thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
Như vậy, nếu như không có gì thay đổi thì người dân không cần phải đổi thẻ CCCD đang sử dụng (trường hợp thẻ CCCD vẫn còn thời hạn sử dụng) sang thẻ căn cước. Do đó, thẻ CCCD hiện hành vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn được ghi trong thẻ.
Trường hợp nào hiện nay công dân phải đổi căn cước công dân?
Tại khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về các trường hợp cấp, đổi thẻ Căn cước công dân bao gồm các trường hợp sau đây:
- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi nêu trên thì được sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng.
- Xác định lại giới tính, quê quán.
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân.
- Khi công dân có yêu cầu.
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA có quy định trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD được tiến hành theo các bước như sau: Bước 1: Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân. Bước 2: Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: - Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; - Thu nhận vân tay; - Chụp ảnh chân dung; - In phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; - Thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết. Bước 3: Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân. Bước 4: Tra cứu tàng thư Căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có). Bước 5: Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Bước 6: Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?