Lời nhận tội của bị can, bị cáo có được xem là chứng cứ của vụ án hình sự? Người thân của bị can, bị cáo có được làm chứng không?
Bị can, bị cáo có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Bị can
1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Bị cáo
1. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
Theo đó, bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Bị can
....
3. Bị can có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Theo đó, bị can có nghĩa vụ:
- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Bị cáo
...
3. Bị cáo có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.
Theo đó, bị cáo có nghĩa vụ:
- Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã
- Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.
Lời nhận tội của bị can, bị cáo có được xem là chứng cứ của vụ án hình sự? Người thân của bị can, bị cáo có được làm chứng không?
Lời nhận tội của bị can, bị cáo có phải là chứng cứ của vụ án hình sự?
Căn cứ tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Chứng cứ
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Căn cứ tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Nguồn chứng cứ
1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
Căn cứ tại Điều 98 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Lời khai của bị can, bị cáo
1. Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.
2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.
Như vậy, lời nhận tội của bị can, bị cáo là nguồn chứng cứ và chỉ được sử dụng làm chứng cứ khi thỏa mãn các thuộc tính của chứng cứ, được thu thập theo trình tự, thủ tục theo quy định, nếu không thỏa các điều kiện đó thì sẽ không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
Người thân của bị can, bị cáo có thể tham gia tố tụng là người làm chứng trong vụ án?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và khoản 2 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Người làm chứng
1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của người bị buộc tội;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn
Theo đó, người làm chứng là những người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. Vậy nên người thân của bị can, bị cáo khi biết những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm có thể làm chứng.
Đồng thời, theo quy định trên người thân của bị can, bị cáo không thuộc trường hợp bị cấm không được làm chứng theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?