Liệt sĩ không còn thân nhân thì người thờ cúng liệt sĩ sẽ được nhận quà nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ?
Điều kiện, tiêu chuẩn để được công nhận liệt sĩ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện, tiêu chuẩn công nhận liệt sĩ như sau:
- Trực tiếp phục vụ chiến đấu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh được xác định là thực hiện các nhiệm vụ trong lúc trận đánh đang diễn ra hoặc trong khi địch đang bắn phá: cứu thương, tải thương, tải đạn, đảm bảo thông tin liên lạc, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu.
- Địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh được xác định theo quy định tại Phụ lục III Nghị định này.
- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh được xác định như sau:
+ Nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập có tính chất nguy hiểm trong các trường hợp sau: bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; trong huấn luyện chiến đấu, diễn tập của lực lượng: không quân, hải quân, kiểm ngư, cảnh sát biển, đặc công, trinh sát đặc nhiệm, cảnh sát cơ động, đặc nhiệm.
+ Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh có tính chất nguy hiểm khi: chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; thực hiện nhiệm vụ của kiểm ngư, cảnh sát biển; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; rà phá, xử lý, tiêu hủy bom mìn, vật liệu nổ; nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, thử nghiệm, bảo quản, vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ, vũ khí, đạn dược; xây dựng công trình ngầm quốc phòng, an ninh.
- Địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh (sau đây gọi là địa bàn đặc biệt khó khăn) là địa bàn có điều kiện tự nhiên hiểm trở, khắc nghiệt, khó khăn dễ xảy ra tai nạn, ốm đau, bao gồm các địa bàn theo Phụ lục IV Nghị định này.
Không xem xét công nhận đối với các trường hợp ốm đau tại địa bàn đặc biệt khó khăn nhưng đã được đưa đi chữa trị ở bệnh viện tuyến tỉnh trở lên hoặc ốm đau ở nơi khác và đã được điều trị nhưng không chữa khỏi mà vẫn chuyển công tác về địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn.
- Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh là trực tiếp thực thi nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nhằm điều tra, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ đối tượng phạm tội hoặc ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.
- Xem xét công nhận liệt sĩ đối với trường hợp quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh gồm các yếu tố sau:
+ Nhận thức được đầy đủ sự nguy hiểm và tính cấp bách của sự việc.
+ Chủ động thực hiện hành vi đặc biệt dũng cảm, chấp nhận hy sinh bản thân.
+ Bảo vệ lợi ích quan trọng của Nhà nước, tính mạng và lợi ích hợp pháp của Nhân dân hoặc để ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
+ Là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội, được tặng thưởng Huân chương và được cơ quan quản lý nhà nước về người có công tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước.
- Các trường hợp khác thực hiện theo quy định tại các điểm c, d, đ, e, l, m khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh.
Liệt sĩ không còn thân nhân thì người thờ cúng liệt sĩ sẽ được nhận quà nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ? (Hình từ internet)
Điều kiện, tiêu chuẩn để được công nhận thương binh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện, tiêu chuẩn công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:
- Trực tiếp phục vụ chiến đấu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh được xác định là thực hiện các nhiệm vụ trong lúc trận đánh đang diễn ra hoặc trong khi địch đang bắn phá: cứu thương, tải thương, tải đạn, đảm bảo thông tin liên lạc, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu.
- Địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh được xác định theo quy định tại Phụ lục III Nghị định này.
- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh được xác định như sau:
+ Nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập có tính chất nguy hiểm trong các trường hợp sau: bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; trong huấn luyện chiến đấu, diễn tập của lực lượng: không quân, hải quân, kiểm ngư, cảnh sát biển, đặc công, trinh sát đặc nhiệm, cảnh sát cơ động, đặc nhiệm.
+ Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm khi: chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; thực hiện nhiệm vụ của kiểm ngư, cảnh sát biển; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; rà phá, xử lý, tiêu hủy bom mìn, vật liệu nổ; nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, thử nghiệm, bảo quản, vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ, vũ khí, đạn dược; xây dựng công trình ngầm quốc phòng, an ninh.
- Địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh (sau đây gọi là địa bàn đặc biệt khó khăn) là địa bàn có điều kiện tự nhiên hiểm trở, khắc nghiệt, khó khăn để xảy ra tai nạn, bao gồm các địa bàn theo Phụ lục IV Nghị định này.
- Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm quy định tại điểm i khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh là trực tiếp thực thi nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giao nhằm điều tra, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ đối tượng phạm tội hoặc ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự.
- Xem xét công nhận thương binh theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh bao gồm các yếu tố sau:
+ Nhận thức được đầy đủ sự nguy hiểm và tính cấp bách của sự việc.
+ Chủ động thực hiện hành vi đặc biệt dũng cảm, chấp nhận hy sinh bản thân.
+ Bảo vệ lợi ích quan trọng của Nhà nước, tính mạng và lợi ích hợp pháp của Nhân dân hoặc để ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
+ Là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội, được tặng thưởng Huân chương và được cơ quan quản lý nhà nước về người có công tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước.
- Các trường hợp khác thực hiện theo quy định tại các điểm c, d, đ, e khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh.
Liệt sĩ không còn thân nhân thì người thờ cúng liệt sĩ sẽ được nhận quà của Chủ tịch nước nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 2312/LĐTBXH-NCC năm 2022 hướng dẫn về tặng quà của Chủ tịch nước nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ như sau:
“1. Đối tượng quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 1 Quyết định số 754/QĐ-CTN:
Mỗi người chỉ nhận 01 suất quà của Chủ tịch nước. Trường hợp một người được xác nhận là hai đối tượng trở lên đủ điều kiện hưởng cả 02 mức quà thì nhận 01 suất quà với mức cao nhất, nếu đủ điều kiện hưởng cùng một mức quà thì nhận 01 suất quà với mức đó.
2. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Quyết định số 754/QĐ CTN:
a) Đại diện thân nhân liệt sĩ là một người duy nhất trong toàn bộ thân nhân còn sống được nhận 01 suất quà. Trường hợp đại diện thân nhân liệt sĩ đồng thời là đối tượng nhận quà theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 1 Quyết định số 754/QĐ-CTN thì cử đại diện thân nhân còn lại của liệt sĩ để nhận 01 suất quà đối với đại diện thân nhân liệt sĩ.
b) Trường hợp thân nhân liệt sĩ chỉ có duy nhất một người còn sống đồng thời đại diện duy nhất đó thuộc đối tượng tặng quà theo quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 1 Quyết định số 754/QĐ-CTN thì người đó được nhận thêm 01 suất quà đối với đại diện thân nhân liệt sĩ.
c) Trường hợp thân nhân liệt sĩ có từ 2 người trở lên còn sống đều thuộc đối tượng tặng quà theo quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 1 Quyết định số 754/QĐ-CTN thì cử một người để nhận 01 suất quà đối với đại diện thân nhân liệt sĩ.
3. Đối tượng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 Quyết định số 754/QĐ CTN:
Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân thì người thờ cúng liệt sĩ được nhận quà tặng của Chủ tịch nước, mỗi liệt sĩ thì người thờ cúng liệt sĩ được nhận 01 suất quà.”
Như vậy, trong trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân thì người thờ cúng liệt sĩ được nhận quà tặng của Chủ tịch nước, mỗi liệt sĩ thì người thờ cúng liệt sĩ được nhận 01 suất quà.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?