Lịch thi đánh giá năng lực 2024 ĐHQG Hà Nội (dự kiến)? Có mấy bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông?
Lịch thi đánh giá năng lực 2024 ĐHQG Hà Nội (dự kiến)?
Năm 2024, Trung tâm Khảo thí dự kiến tổ chức 6 đợt thi HSA với quy mô khoảng 75.000 lượt thi tại 10 tỉnh/thành. Đợt thi sớm nhất vào ngày 23-24/3/2024 và đợt cuối dự kiến vào ngày 1-2/6/2024.
Kỳ thi HSA năm 2024 sẽ được tổ chức tại 10 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh (tăng 3 tỉnh so với năm 2023).
Thí sinh đăng ký dự thi từ tháng 2/2024 và tối đa 2 lượt/năm lệ phí dự thi Đánh giá năng lực vẫn là 500.000 đồng/lượt.
Lịch thi dự kiến HSA năm 2024 như sau:
Đợt thi | Ngày thi (thứ 7 và Chủ nhật) | Quy mô (lượt thi) |
HSA 401 | 23-24/3/2024 | 8.000 |
HSA 402 | 6-7/4/2024 | 15.000 |
HSA 403 | 20-21/4/2024 | 15.000 |
HSA 404 | 11-12/5/2024 | 15.000 |
HSA 405 | 25-26/5/2024 | 15.000 |
HSA 406 | 1-2/6/2024 | 7.000 |
Lịch thi đánh giá năng lực 2024 ĐHQG Hà Nội (Hình từ Internet)
Có mấy bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông?
Tại Điều 3 Quy chế thi ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT có quy định về bài thi tốt nghiệp THPT như sau:
Bài thi
Tổ chức thi 05 bài thi, gồm: 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 01 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.
Như vậy, các môn thi tốt nghiệp THPT được xác định như sau:
- Đối với thí sinh thi tổ hợp Khoa học tự nhiên:
+ Toán;
+ Ngữ văn;
+ Tiếng anh;
+ Vật lí, Hóa học, Sinh học trong 01 bài thi tổ hợp.
- Đối với thí sinh thi tổ hợp Khoa học Xã hội:
+ Toán;
+ Ngữ văn;
+ Tiếng anh;
+ Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân.
- Đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông thi tổ hợp Khoa học Xã hội:
+ Toán;
+ Ngữ văn;
+ Tiếng anh;
+ Lịch sử, Địa lí.
Đối tượng được miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT
Tại Điều 35 Quy chế thi ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT thì đối tượng miễn thi gồm:
- Là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT;
- Có một trong các chứng chỉ được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.
Thí sinh được miễn thi bài thi Ngoại ngữ được tính 10 điểm cho bài thi này để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Thí sinh không đăng ký sử dụng quyền được miễn thi bài thi Ngoại ngữ thì phải dự thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT như thí sinh không được miễn thi.
Đối tượng được miễn thi tất cả các bài thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT
Tại Điều 36 Quy chế thi ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT thì đối tượng được miễn thi tất cả các bài thi:
- Người được triệu tập tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc Olympic khu vực các môn văn hóa được miễn thi tất cả các bài thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT nếu đáp ứng các điều kiện sau:
+ Được triệu tập vào học kỳ 2 lớp 12;
+ Xếp loại cả năm lớp 12 đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực từ loại khá trở lên;
+ Có tên trong danh sách miễn thi của Bộ GDĐT.
- Người trong đội tuyển tham gia các cuộc thi Olympic quốc tế hoặc Olympic khu vực về khoa học kỹ thuật, văn hóa - văn nghệ được miễn thi tất cả các bài thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT nếu đáp ứng các điều kiện sau:
+ Được triệu tập vào học kỳ 2 lớp 12;
+ Xếp loại cả năm lớp 12 đạt hạnh kiểm và học lực từ loại trung bình trở lên;
+ Có tên trong công văn đề nghị miễn thi và xác nhận tham dự tập huấn và dự thi đúng quy định của cơ quan tuyển chọn gửi đến sở GDĐT trước ngày thi tốt nghiệp THPT.
- Người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, bản thân bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Đối với người khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung: Học hết chương trình THPT; đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế này; có giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Đối với người khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung: Được Hiệu trưởng trường phổ thông nơi đăng ký học tập xác nhận kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân từng năm ở cấp THPT; có giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Đối với người hoạt động kháng chiến, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: Học hết chương trình THPT; đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế này; có giấy xác nhận bị nhiễm chất độc hóa học và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?