Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán lễ Quốc khánh 2 9 2024? Thời gian nghỉ giao dịch chứng khoán lễ Quốc khánh 2 9 2024 từ ngày mấy?
Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán lễ Quốc khánh 2 9 2024? Thời gian nghỉ giao dịch chứng khoán lễ Quốc khánh 2 9 2024 từ ngày mấy?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định dịp Lễ Quốc khánh người lao động được nghỉ 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).
Theo Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023, Bộ Luật lao động 2019 thì lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 2 9 2024 người lao động như sau:
Đợt nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2024 kéo dài 4 ngày, bao gồm 2 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh và 2 ngày nghỉ hằng tuần.
Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 lưu ý thực hiện bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, đảm bảo tốt công tác phục vụ tổ chức, nhân dân.
Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2024 cho phù hợp.
...
Bên cạnh đó, tại Công văn 2780/UBCK-PTTT năm 2022 tải về, căn cứ đề nghị tại Tờ trình số 31/TTr-SGDHN ngày 09/5/2022 của SGDCK Hà Nội về việc Công bố Lịch giao dịch của thị trường công cụ nợ năm 2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đồng ý lịch nghỉ giao dịch thị trường công cụ nợ năm 2024 vào dịp lễ Quốc khánh 2 9 2204 theo đề nghị tại Tờ trình số 31/TTr-SGDHN của SGDCK Hà Nội. Cụ thể:
Nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 2024 2 ngày:
Thứ 2 ngày 2 9 2024 và thứ 3 ngày 3 9 2024.
Tổng số ngày nghỉ là 4 ngày trong đó có 2 ngày cuối tuần.
Tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội công bố lịch nghỉ giao dịch chứng khoán lễ Quốc khánh 2 9 2024 vào Thứ 2 ngày 2 9 2024 và thứ 3 ngày 3 9 2024 tại Công văn 5270/TB-SGDHN năm 2023 tải về.
Như vậy, lịch nghỉ giao dịch chứng khoán trong dịp lễ Quốc khánh 2 9 2024 kéo dài 4 ngày: Nghỉ lễ bắt đầu từ thứ 7 ngày 31/8/2024 đến thứ 3 ngày 3/9/2024.
Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán lễ Quốc khánh 2 9 2024 (Hình từ Internet)
Lịch nghỉ lễ chứng khoán 2024 như thế nào?
Tại Công văn 2780/UBCK-PTTT năm 2022, Công văn 5270/TB-SGDHN năm 2023 công bố lịch nghỉ lễ chứng khoán 2024 như sau:
- Tết Dương lịch 2024: Nghỉ 1 ngày: Thứ Hai, ngày 01/01/2024.
- Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024: Nghỉ 5 ngày: Từ Thứ Năm, ngày 08/02/2024 (tức ngày 29/12/2023 theo lịch Âm lịch) đến hết Thứ Tư, ngày 14/02/2024 (mùng 5 Tết Âm lịch).
- Giỗ Tổ Hùng Vương (Mùng 10/3 Âm lịch) 2024: Ngày 1 ngày: Thứ Năm, ngày 18/4/2024.
- Giải phóng Miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 01/5 2024: Nghỉ 2 ngày: Từ Thứ Ba, ngày 30/4/2024 đến hết Thứ Tư, ngày 01/5/2024.
- Lễ Quốc khánh 2024: Nghỉ 2 ngày: Thứ Hai ngày 02/9/2024 và Thứ Ba ngày 03/9/2024 (01 ngày liền kề sau).
*Lưu ý: Đối với các ngày làm việc có khả năng hoán đổi thành ngày nghỉ theo thông báo của Văn phòng Chính phủ cho năm 2024, các SGDCK, TTLKCK không thực hiện giao dịch và hoạt động bù trừ, thanh toán; không thực hiện thanh toán lãi, gốc công cụ nợ và gốc đối với tín phiếu; không thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh.
Đối với trường hợp hoán đổi ngày nghỉ thành ngày làm việc theo thông báo của Văn phòng Chính phủ cho năm 2024, các SGDCK, TTLKCK không thực hiện giao dịch, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán trong những ngày đi làm bù nhưng TTLKCK vẫn thực hiện thanh toán đối với lãi/gốc công cụ nợ và gốc đối với tín phiếu.
Quy định về tổ chức giao dịch chứng khoán hiện nay như thế nào?
Tại Điều 3 Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định về tổ chức giao dịch chứng khoán như sau:
- Sở giao dịch chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận theo nguyên tắc sau:
+ Phương thức khớp lệnh tập trung trên hệ thống giao dịch chứng khoán phải bảo đảm nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian.
+ Phương thức giao dịch thỏa thuận trên hệ thống giao dịch chứng khoán được thực hiện theo nguyên tắc các bên tham gia giao dịch tự thỏa thuận, thống nhất các nội dung giao dịch.
- Chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 120/2020/TT-BTC được giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán không bao gồm các trường hợp chuyển quyền sở hữu ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức các phiên giao dịch mua bắt buộc (buy in) thông qua hệ thống giao dịch chứng khoán.
- Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành quy chế giao dịch chứng khoán bao gồm các nội dung cơ bản sau: phương thức giao dịch; thời gian giao dịch; cách xác định giá tham chiếu; biên độ dao động giá chứng khoán; cơ chế ngắt mạch thị trường (nếu có); các loại lệnh giao dịch; việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch; việc xác lập giao dịch và loại bỏ giao dịch chứng khoán; việc tạm ngừng giao dịch, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ giao dịch của một mã chứng khoán; việc công bố thông tin về kết quả giao dịch và các nội dung khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các cuộc gọi 116 từ số máy cố định có được miễn giá cước không? Doanh nghiệp viễn thông có phải định tuyến cuộc gọi 116 không?
- Thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề nhằm mục đích gì? Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
- Có được xin ân giảm án tử hình không? Nộp đơn xin ân giảm án tử hình vào thời gian nào theo quy định hiện nay?
- Trường hợp nào cải tạo xe quân sự không phải lập hồ sơ thiết kế theo Thông tư 70? Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Hồ sơ thiết kế cải tạo xe quân sự gồm những tài liệu gì?
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao?