Lịch chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội kỳ tháng 5/2024 ra sao? 03 phương án nào điều chỉnh lương hưu khi thực hiện cải cách?
Lịch chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội kỳ tháng 5/2024 ra sao?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có Công văn 1065/BHXH-TCKT Tải năm 2024 gửi Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam; Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố hướng dẫn việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của kỳ chi trả tháng 5 năm 2024.
Căn cứ Thông báo 1570/TB-BLĐTBXH năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp, trong đó dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024 công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được nghỉ 05 ngày liên tục từ thứ Bảy ngày 27/4/2024 đến hết thứ Tư ngày 01/5/2024 (làm bù vào ngày thứ Bảy 04/5/2024);
Để đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời lương hưu và trợ cấp BHXH cho người hưởng, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số nội dung sau:
(1) BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Bố trí sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để lập, chuyển danh sách và chuyển kinh phí cho cơ quan bưu điện kịp thời, không để ảnh hưởng đến thời gian chi trả cho người hưởng.
- Phối hợp với cơ quan bưu điện tỉnh rà soát lịch chi trả đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019. Nếu có thay đổi về lịch chi trả, báo cáo kịp thời về BHXH Việt Nam.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình chi trả, phối hợp, giải quyết, xử lý dứt điểm tình huống phát sinh, phản ánh kịp thời vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông, cơ quan bưu điện, ngân hàng, trung tâm giới thiệu việc làm,... để tuyên truyền vận động,khuyến khích người hưởng nhận chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân để người hưởng được nhận chế độ nhanh chóng, thuận tiện nhất.
(2) Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam chỉ đạo các đơn vị trực thuộc:
- Phối hợp với cơ quan BHXH chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH đảm bảo đầy đủ, kịp thời.
- Thông báo kịp thời các thay đổi về Lịch chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội kỳ tháng 5/2024 (nếu có) cho người hưởng.
Lịch chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm hàng tháng từ ngày 2 đến hết ngày 25 của tháng. Cụ thể, chi trả tại điểm chi trả: Từ ngày 2 đến ngày 10 của tháng tổ chức chi trả ít nhất 6 giờ/ngày tại tất cả các điểm chi trả; chỉ kết thúc chi trả trước ngày mùng 10 đối với các điểm đã chi trả hết số lượng người hưởng theo danh sách do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến. Chi trả tại điểm giao dịch của Bưu điện huyện: Từ ngày 11 của tháng, tiếp tục chi trả tại các điểm chi trả là điểm giao dịch của bưu điện đến hết ngày 25 của tháng. |
Lịch chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội kỳ tháng 5/2024 ra sao? 03 phương án nào điều chỉnh lương hưu khi thực hiện cải cách? (Hình từ Internet)
Lương hưu tháng 5/2024 được nhận là bao nhiêu?
Hiện nay, cách tính lương hưu đối với người lao động đóng BHXH bắt buộc được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = (Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng) x (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH) |
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được quy định như sau:
- Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
- Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
- Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Cách tính lương hưu đối với người đóng BHXH tự nguyện được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = (Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng) x (Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH) |
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được quy định như sau:
- Người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
- Nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
- Nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, tùy vào mức lương hưu của mỗi cá nhân (theo cách tính nêu trên) mà tiền lương hưu được nhận trong kỳ chi trả tháng 05/2024 sẽ khác nhau.
03 phương án điều chỉnh lương hưu khi thực hiện cải cách tiền lương ra sao?
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 từ 01/7/2024.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách tiền lương, Bộ đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu, phân chia thành 3 nhóm đối tượng.
Nhóm đầu tiên là những người nghỉ hưu thông thường. Với nhóm này, mức tăng lương hưu sẽ được tính toán hợp lý giữa khu vực đang làm việc với người nghỉ hưu, hài hòa giữa người cùng chức vụ trước và sau 1/7/2024...
Bộ trưởng cho biết: "Quan điểm của chúng tôi, việc điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách để đảm bảo hài hòa, cân đối, không để người nghỉ hưu bị đẩy xa hơn, thiệt thòi khi cải cách tiền lương".
Với nhóm hai, những người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024, nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm phần chênh lệch lương giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương.
Ngoài áp dụng chính sách bảo hiểm xã hội, những người hưởng lương theo ngân sách khi về hưu được đảm bảo đầy đủ chế độ như người nghỉ hưu bình thường.
Nhóm thứ ba, với nhóm nghỉ hưu trước năm 1995, Bộ trưởng cho biết, sẽ có chính sách đặc biệt để đẩy lương hưu lên cao hơn nữa.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?